Friday, August 4, 2017

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI-PHẦN 5/5

Lý thuyết kinh tế của trường phái Cambridge (Anh)
Alfred Marshall (1842-1924)
Lí thuyết cung cầu và giá cả (Lí thuyết cung cầu và giá cả cân bằng) - Giá cả: là hình thức của quan hệ về lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau (Theo ông giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa, chỉ có giá cả là phạm trù thiết thực và cụ thể vì thế là nhà kinh tế không đề cập đến giá trị). Giá cả được hình thành trên thị trường do kết quả sự va chạm giá cả người mua- người bán (Giá cả người mua: được xác định bởi ích lợi giới hạn, giá cả người bán: được xác định bởi
chi phí sản xuất). Trong điều kiện tự do cạnh tranh, giá cả người mua (của cầu) giảm cùng với mức tăng số lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường.
- Giá cả người mua và giá cả người bán là mối quan hệ cung cầu.
- Thị trường là tổng thể những người có quan hệ kinh doanh hay nơi gặp gỡ cung cầu. Kết quả sự va chạm cung- cầu hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường (GCTT).
- Thời gian là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến cung cầu và giá cả.
- Đưa ra khái niệm “Độ co giãn của cầu” để chỉ sự phụ thuộc của cầu vào mức giá cả (Kí hiệu K - Hệ số co giãn của cầu).
+ Nếu K>1: Sự biến đổi nhỏ của giá cả làm cầu biến đổi lớn hơn thì gọi là cầu co giãn.
+ Nếu K<1: Sự biến đổi của giá cả chỉ làm cầu biến động đáng kể thì gọi là cầu không co giãn.
+ Nếu K=1: Sự biến đổi của cầu và giá cả cùng tỷ lệ thì gọi là cầu co giãn đơn vị (hay cầu co giãn bằng đơn vị).
Nhận xét: Việc xác định K giúp các xí nghiệp độc quyền đưa ra CSGC có lợi cho mình (GCĐQ để thu P-ĐQ cao)
(Có thể bán số lượng sản phẩm ít hơn mà giá cả cao hơn)
- Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố: mức giá cả, sức mua và nhu cầu mua sắm.
- Thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung cầu và giá cả. Quy tắc chung: 
+ Thời gian ngắn (thời kì nghiên cứu ngắn) phải chú ý tới ảnh hưởng của cầu lên giá trị.
+ Thời gian dài (thời kì nghiên cứu càng dài) thì ảnh hưởng tác động của chi phí tới giá trị rất quan trọng.

(Theo ông: Hỏi giá trị được quyết định bởi lợi ích hay chi phí sản xuất cũng tương tự như hỏi lưỡi kéo trên hay lưỡi kéo dưới cắt đứt mảnh giấy)