Wednesday, August 2, 2017

ADAM SMITH (1723 - 1790)

ADAM SMITH (1723 - 1790):
Ông là một nhà triết học và là một nhà kinh tế chính trị học người Scotlan. Ông nổi tiếng bởi cuốn sách The wealth of nations (Tạm dịch: "Nguồn gốc của cải của các quốc gia") (1776). Đây là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất và nổi tiếng nhất về thương mại và công nghiệp, được công
nhận là có đóng góp to lớn cho các nguyên lý kinh tế học hiện đại. Adam Smith kịch liệt phản đối chủ nghĩa trọng
thương và ủng hộ cho tự do thương mại, và chính điều này là một thách thức đối với những hàng rào thuế quan bảo hộ đương thời. Adam Smith đôi khi còn được coi là cha đẻ của thương mại hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống này sẽ tẻ nhạt và nhịp sống này sẽ chậm rãi biết bao nhiêu nếu hoạt động ngoại thương bị ngăn cấm.
Vào giai đoạn cuối đời, phần lớn các bản thảo của Smith đã bị hủy, chỉ còn lại một số tác phẩm, vì thế chúng ta đã không có cơ hội để chạm đến các tác phẩm cuối cùng của ông.
Adam Smith không phải là người đầu tiên nghiên cứu lý luận kinh tế, nhiều tư tưởng nổi tiếng cũng không phải do một mình ông tìm ra. Nhưng ông là người đầu tiên hoàn chỉnh, hệ thống hóa lý luận, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của kinh tế học. Tác phẩm Bàn về tài sản quốc gia là khởi điểm đầu của nghiên cứu chính trị kinh tế học hiện đại.
Tư tưởng kinh tế của Adam Smith chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông. Nhưng ông vượt lên và phê phán họ.
Giữa thế kỷ 18, giới quý tộc địa chủ đã nắm giữ chính quyền, nhưng hai giai cấp mới đi lên là giới thương nhân và giới kỹ nghệ gia đã đòi hỏi và nhận được các đặc quyền. Họ chủ trương chỉ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu bằng thuế cao, không cho tiền tệ ra khỏi xứ, tiền công lao động phải được duy trì ở mức thấp và giờ lao động phải dài... Tất cả các áp lực này đã được biến thành các đạo luật do Nghị viện Anh đặt ra. Nước Pháp và một số quốc gia lớn tại châu Âu cũng theo hệ thống kinh tế này, được gọi là chủ nghĩa trọng thương. Các nhà "trọng thương" chủ trương rằng tài sản và quyền lực của quốc gia được đo lường bằng mức độ tích lũy vàng và bạc. Muốn có hai kim loại quý này, quốc gia phải đi chiếm đoạt các thuộc địa. Họ không coi trọng mức sống của người dân hay các thước đo lường kinh tế khác. Họ tin tưởng rằng tài nguyên của thế giới thì có giới hạn, nên một quốc gia giàu lên thì các quốc gia khác phải nghèo khó đi. Các nhà trọng thương cũng tin rằng quốc gia phải xuất khẩu nhiều sản phẩm chế tạo, nhập khẩu nguyên liệu rẻ từ các thuộc địa và đây là các thị trường tiêu thụ. Adam Smith cho rằng các đường lối kinh tế của chủ nghĩa trọng thương là sai lầm và có hại.
Vào năm 1763 Adam Smith từ chức khỏi Đại học Glasgow rồi cùng vị Hầu tước Buccleuch trẻ sang Pháp. Họ cư ngụ phần lớn thời gian tại Toulouse và trong hoàn cảnh buồn tẻ này, Adam Smith bắt đầu viết tác phẩm "Tài sản của các quốc gia". Sau 18 tháng rảnh rỗi là hai tháng sống tại Genève và Adam Smith đã được gặp Voltaire là nhân vật mà ông kính trọng. Sau đó Adam Smith đi tới thành phố Paris. Vào thời gian này, David Hume là đại sứ Anh tại nước Pháp. Adam Smith được giới thiệu với các câu lạc bộ văn học danh tiếng của phong trào Khai sáng Pháp (French Enlightenment) và nhờ vậy ông làm quen với nhóm các nhà lý thuyết và cải cách xã hội, được gọi là các nhà kinh tế (les économistes), đứng đầu nhóm là Francois Quesnay. Đây là phong trào tìm kiếm phương pháp canh tân nền nông nghiệp của nước Pháp bằng đường lối cải cách hệ thống thuế (chủ nghĩa trọng nông) và Quesnay đã phân tích lý thuyết về công việc tiêu dùng đã được vận chuyển ra sao trong chu kỳ kinh tế để sinh ra tài sản và sự tăng trưởng kinh tế. Adam Smith đã không đồng ý với Quesnay về niềm tin rằng chỉ có các nông dân lao động trực tiếp với thiên nhiên hay đất đai mới thực sự làm ra tài sản, thế nhưng ảnh hưởng của ông Quesnay đối với Adam Smith rất lớn lao, nhất là ông đã tiếp thu tư tưởng về tự do kinh doanh của chủ nghĩa trọng nông.
Sau rất nhiều lần duyệt xét, có thể sau lần thảo luận với Benjamin Franklin, Adam Smith mới đưa bản thảo tác phẩm Bàn về tài sản quốc gia cho nhà in rồi vào ngày 9 tháng 3 năm 1776, cuốn sách này được xuất bản.
Lý thuyết về kinh tế của Adam Smith rất phức tạp, khó hiểu đối với người đọc ngay cả 200 năm về sau. Trong cuốn sách Lịch sử của nền văn minh, Henry Thomas Buckle đã nhận định rằng Tài sản của các quốc gia có lẽ là tác phẩm quan trọng nhất đã từng được viết ra nếu xét về tư tưởng căn bản chứa đựng hay về các ảnh hưởng thực tế.
Adam Smith hiện diện giữa hai thời đại lịch sử và ông đã biện hộ cho nền kinh tế tự do. Trong khi cuộc cách mạng công nghiệp đang tiến hành, các thương gia người Anh vì nhận rõ giá trị của các lý thuyết của Adam Smith, đã bãi bỏ các giới hạn và đặc quyền của các nhà trọng thương. Nhờ đó, trong thế kỷ 19, họ đã làm phát triển nước Anh thành quốc gia giàu có nhất thế giới. Các tư tưởng kinh tế của Adam Smith cũng ảnh hưởng tới các quốc gia mậu dịch khác và Adam Smith xứng đáng được gọi là "Người cha của nền kinh tế mới".

NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

  1. "Lectures on Rhetoric and Belles Lettres," 1748.
  2. "The Theory of Moral Sentiments," 1759. (copies (1), (2), (3)) *
  3. "Lectures on Rhetoric and Belles Lettres" (1762-1763; in 1958)
  4. "Lectures on Jurisprudence," 1766.
  5. "An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations," 1776. (Copy (1), (2), (3), (4), (5), French transl. - Vol. 1, Vol. 2)
  6. "Account of the Life and Writings of David Hume", 1777.
  7. "Thoughts on the State of the Contest with America", 1778.
  8. "Essays on Philosophical Subjects", 1795 - gồm
  9. "The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of Astronomy"
  10. The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of the Ancient Physics"
  11. The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of the Ancient Logic and Metaphysics"
  12. "Of the External Senses"
  13. "Of the Nature of that Imitation which takes place in what are called the Imitative Arts"
  14. "Of the Affinity between certain English and Italian Verses"
  15. "Review of Johnson's Dictionary", 1755, Edinburgh Review
  16. "Letter to the Authors", 1756, Edinburgh Review
  17. "Preface and Dedication to William Hamilton's Poems on Several Occasions", 1748, 1758
  18. "Account of the Life and Writings of Adam Smith LL.D." by Dugald Stewart, 1793, Transactions of the Royal Society of Edinburgh