Lí thuyết phát triển kinh tế dựa
vào công nghiệp hóa (CNH)
Có hai phương
pháp thực hiện CNH:
CNH thay thế nhập khẩu: phát triển sản
xuất trong nước để thay thế các sản phẩm nhập
khẩu.
Ưu điểm: Tận dụng nguồn
lực trong nước, mở rộng thị trường nội địa, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập.
Kích thích lòng tự tôn dân tộc thành động lực phát triển kinh tế.
Hạn chế: Do chính sách
bảo hộ có thể gây sự ỷ lại của các nhà sản xuất trong nước, sản xuất không được
đổi mới, quy mô thị trường nhỏ bé hạn chế phát triển sản xuất (Không đồng nghĩa
với “đóng cửa” nền kinh tế). Đối với những mặt hàng cần thiết vẫn nhập khẩu (một
mặt hạn chế, thậm chí ngăn cấm đối với hàng hóa trong nước có khả năng sản xuất,
mặt khác cho phép nhập khẩu các yếu tố để sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu).
Mối giao lưu kinh tế giữa các nước vẫn phát triển.
CNH theo hướng
xuất khẩu: Bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ 20.
Nội dung cơ bản:
tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu. Lấy thị trường nước
ngoài làm trọng tâm. (Dựa vào lí thuyết “Lợi thế so sánh” của D.Ricardo)
Các nhóm ngành sản
xuất chủ yếu của mô hình này:
+ Phát triển sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ
+ Khai thác và sản
xuất sản phẩm thô
+ Ngành chế biến
và lắp ráp thu hút nhiều lao động sống
+ Chế biến nông
sản
+ Một số ngành
kĩ thuật cao: chế tạo máy, điện tử.
Phụ thuộc vai
trò Chính phủ để phối hợp hài hòa thị trường trong nước và quốc tế. Trong thực
tế: Cả hai loại đều có ưu và nhược điểm Vì thế trong thực tế cần kết hợp hài hòa
2 chiến lược “thay thế nhập khẩu” và “hướng về xuất khẩu”, vừa thỏa mãn nhu cầu
trong nước vừa phát huy lợi thế so sánh trên thế giới.
Lí thuyết tăng trưởng kinh tế ở châu Á gió mùa
Do nhà kinh tế Haroy
Toshima (Nhật) đưa ra vận dụng cho các nước có nền nông nghiệp lúa nước, trong
đỉnh cao thời vụ vẫn thiếu lao động. Giữ nguyên lao động nông nghiệp, song phải
tạo nhiều việc là trong những tháng nhàn rỗi (tăng vụ, đa dạng hóa vật nuôi cây
trồng, mở mang nhiều ngành nghề mới để tạo việc làm tăng thu nhập). Thực hiện
CNH nông nghiệp: xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất (điện, nước, giao thông, thông
tin liên lạc), phát triển công nghiệp chế biến và cơ sở hạ tầng xã hội (giáo dục,
y tế, văn hóa) cho nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thay
thế lao động thủ công bằng lao động máy móc năng suất lao động cao...Kết quả là
cải thiện đời sống nông dân, văn minh hóa nông thôn và kinh tế sẽ tăng trưởng, lại
tránh được sức ép về nhiều mặt đối với đô thị.