Khuynh hướng thể chế tâm lí - xã hội (Đại biểu:
Veblen - Được coi là người sáng lập trường phái thể chế). Cách tiếp cận tâm lí
- xã hội đối với các hiện tượng kinh tế, đi phân tích phẩm hạnh và tư duy của
các nhóm xã hội. Phân tích các hiện tượng kinh tế trong khi xem xét chúng như
những tập quán đã được xác lập. Theo ông: tình cảm huyết thống, bản năng tài
nghệ, lòng hiếu học, khát khao trị thức là những động lực thôi thúc hoạt động
kinh tế.
Phê phán gay gắt
các tệ nạn trong xã hội tư bản và cho rằng mâu thuẫn chủ yếu của xã hội tư bản
là mâu thuẫn giữa lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực quản lí và lưu thông. Đồng
nhất tính quy luật phát triển xã hội với quy luật sinh học thì lại không chấp
nhận quan điểm Mác xít về lao động, bản chất tư bản, sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, phản đối đấu tranh giai cấp. Bác bỏ quan hệ con người đối với tư liệu
sản xuất, bỏ qua vị trí con người trong quá trình sản xuất. Là người đặt nền
móng và đề xướng thuyết “kĩ thuật quyết định”: đề cao vai trò tri thức trong sự
phát triển xã hội hiện đại, cho rằng có thể thay đổi chế độ bằng cách chuyển
chính quyền vào tay giới trí thức kĩ thuật, bằng sự đấu tranh của các nhà kĩ
thuật, kĩ sư để buộc các nhà kinh doanh phải theo điều kiện của họ.
Khuynh hướng thể chế pháp lí-xã hội (Commons)
Truyền bá chủ
nghĩa cải lương trong phong trào công nhân.
- Xác định bản
chất của tư bản không phải là bóc lột công nhân và tạo giá trị thặng dư mà là
quan hệ thị trường, và trong điều kiện CNTB hiện đại thì biểu hiện như là “sự cạnh
tranh không trung thực”.Từ đó có thể sử dụng các cơ quan pháp luật để sửa chữa
- Phủ định sự hiện
diện của các giai cấp mà chỉ tồn tại những nhóm nghề nghiệp và có “xung đột xã
hội” nảy sinh khi hợp tác với nhau.
- Khắc phục bằng
cách: hoàn thiện các tiêu chuẩn pháp chế sẽ đem lại khả năng cho tiến bộ xã hội.
+ Quan hệ tư bản
và công nhân: là sự “giao ước” có tính chất pháp lí của các thành viên bình đẳng
theo các quy tắc luật định.
+Bằng cánh thiết
chế các quy tắc có thể xóa bỏ mọi mâu thuẫn, xung đột xã hội.
- Các phạm trù
kinh tế biểu hiện như là các quan hệ pháp lí.
Ví dụ: “Sở hữu”
là hình thức pháp lí gồm có sở hữu vật chất, sở hữu phi vật chất và sở hữu
không cảm nhận (các loại giấy tờ có giá trị, nợ và nghĩa vụ trả nợ...). Trong
đó sở hữu không cảm nhận là nội dung của “các giao ước”. Đứng đầu trong nghiên
cứu của Commons là mô tả việc bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán... đặt lên
hàng đầu lĩnh vực lưu thông. Từ đó bản
chất tư bản không phải nằm trong sự vận động của tư bản công nghiệp (tư bản sản
xuất) mà là trong sự vận động của tư bản giả.
Khuynh hướng thể chế thống kê (Mitchell - Nổi
tiếng về nghiên cứu các hiện tượng kinh tế có tính chu kì)
- Đối tượng nghiên cứu: tìm tòi cụ thể các chỉ
tiêu bằng số, tìm hiểu các quy luật trong sự biến động của các chỉ số này để cải
thiện chúng và điều tiết kinh tế.
- Nghiên cứu các
vấn đề lưu thông tiền tệ và đặc biệt chú ý xem xét “các chu kì kinh doanh”,
tính độ dài các chu kì, xây dựng mô hình phát triển không có khủng hoảng, xây dựng
các chỉ số, các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế và sử dụng nó để lí giải
tình trạng CNTB.