Quan điểm kinh tế của Saint Simon (1760-1825)
-
Quan điểm lịch sử: Ông khẳng định lịch sử là sự thay thế lẫn
nhau giữa các giai đoạn khác nhau, song lại gắn bó quá trình với nhận thức của
con người. Theo ông, sự phát triển của lịch sử là quá trình liên tục thống nhất
và nhận thức được nó cho phép thấy được con đường phát triển của nhân loại. Chế
độ xã hội này nhất định sẽ phải bị chế độ xã hội khác thay thế: Nhân tố khoa học
của quan điểm là: Thừa nhận sự phát triển của xã hội theo những quy luật thay
thế tất yếu khách quan của một xã hội phát triển cao hơn đối với một xã hội
phát triển thấp hơn.
-
Phê phán chủ nghĩa tư bản: Ông phê phán chủ nghĩa tư bản là xã
hội tạo ra tầng lớp người giàu có và một tầng lớp người nghèo khổ; một xã hội
như thế là một xã hội không hoàn thiện, không tốt đẹp vì nó diễn ra Chế độ xã hội
cũ Không còn phù hợp với tình hình tri thức của nhân loại Khủng hoảng Thời kỳ phê
phán và phá hủy Chế độ xã hội mới Phù hợp với trình độ tri thức cao hơn sự bóc
lột lẫn nhau, hơn thế nữa nó còn diễn ra sự lừa bịp nhau, tự do cạnh tranh,
chèn ép lẫn nhau; về phía Nhà nước thì không chăm lo, cải thiện đời sống của
người lao động. Khi phân tích kết cấu của xã hội tư bản, ông đã gọi chung giai
cấp công nhân, các nhà tư bản và thương nhân là những nhà công nghiệp, còn tầng
lớp khác như quý tộc, thầy tu, cha cố được ông gọi là giai cấp không sanh lợi.
-
Dự án về cải tạo xã hội tương lai: Chế độ tương lai được
ông gọi là hệ thống công nghiệp mới trong đó sẽ thực hiện nguyên tắc "mỗi
người làm theo năng lực, mỗi năng lực sẽ được trả công theo lao động". Trong
xã hội tương lai, theo ông sẽ không có bóc lột lẫn nhau nữa, thay thế cho sự
bóc lột đó là sự "bóc lột" thế giới tự nhiên, "bóc lột" vật
phẩm, tình trạng người thống trị sẽ được thay thế bằng sự thống trị của người đối
với tự nhiên. Theo ông, trong xã hội tương lai sẽ không còn Nhà nước, chính quyền
sẽ được chuyển vào tay các nhà
công nghiệp và
các nhà bác học. Học thuyết của Saint Simon có tính chất hoang
đường vì ông thường dựa vào tôn giáo mới, còn các nhà bác học là thượng đế linh
thiêng. Saint Simon nói rằng: Nếu nước Pháp đột nhiên mất đi 50 nhà vật lý giỏi,
50 nhà bác học giỏi, 50 nhà sinh vật học giỏi, 500 nông dân giỏi,… quốc gia sẽ
đại họa và trở thành cái xác không hồn. Nhưng nếu nước Pháp mất hết những nhà
hoàng tộc, tất cả những nhà quý phái thượng thư, tất cả những thẩm phán và nhân
viên cao cấp, tham chính viên, tất cả các thống chế, tất cả các nhân viên cán bộ
và 10000 địa chủ giàu có nhất…thì quốc gia sẽ không thiệt hại gì. Con đường cải
tạo xã hội cũ là mong chờ vào những biện pháp tinh thần, bằng việc kêu gọi lòng
tốt của tất cả các giai cấp trong xã hội, chứ không nhằm vào việc cải tạo các
cơ sở kinh tế của xã hội cũ.