W. Petty là người
đầu tiên xây dựng học thuyết giá trị lao đông.
+ W.Petty không
trực tiếp trình bày lý luận về giá trị nhưng thông qua những luận điểm của ông
về giá cả có thể khẳng định ông là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị
lao động. Ông đã hiểu đúng giá trị lao động với thuật ngữ “giá cả tự nhiên”
+ Nghiên cứu về
giá cả, ông cho rằng có hai loại giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả chính trị. Giá
cả chính trị (giá cả thị trường) do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi phối, nên rất
khó xác định chính xác. Giá cả tự nhiên (giá trị) do hao phí lao động quyết định,
và năng suất lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó
+ Ông xác định
giá cả tự nhiên của hàng hoá bằng cách so sánh lượng lao động hao phí để
sản xuất ra hàng
hoá với lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay vàng.
+ Theo ông giá cả
tự nhiên (giá trị của hàng hoá) là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ, cũng
như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của mặt trời. Nhưng ông lại chỉ thừa nhận
lao động khai thác vàng là lao động tạo ra giá trị còn giá trị của hàng hoá chỉ
được xác định khi trao đổi với tiền. Nguyên nhân cơ bản là do ông chưa thấy được
tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
+ Khi trình bày
về mối quan của năng suất lao động đối với lượng giá trị hàng hoá: Ông
khẳng định giá cả
tự nhiên (giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao độnh khai thác vàng bạc.
+ Ông đã đặt vấn
đề nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức tạp, so sánh lao động trong thời
gian dài, lấy năng suất lao động trung bình trong nhiều năm để so sánh các loại
lao động với nhau, nhưng không thành công trong ý định giải quyết mối quan hệ
giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp.
+ Một luận điểm
nổi tiếng của ông đó là: “lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải”,
luận điểm này
đúng nếu xem của cải là giá trị sử dụng, song sẽ là sai nếu hiểu lao động và tự
nhiên là nhân tố tạo ra giá trị. Ông đã tìm thước đo thống nhất của giá trị là
thước đo chung đối với tự nhiên và lao động, ông đưa ra quan điểm “thước đo
thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của mỗi người, chứ
không phải là lao động hàng ngày của người đó”. Với luận điểm này đã chứng tỏ
ông chưa phân biệt được rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chưa biết đến
tính chất xã hội của giá trị.
b. Lý luận về tiền
tệ
Trong quan điểm
về tiền tệ của W. Petty thể hiện rất rõ quá trình chuyển biến tư tưởng của ông
từ chủ nghĩa trọng thương sang trường phái cổ điển.
+ W. Petty
nghiên cứu hai thứ kim loại giữ vai trò tiền tệ là vàng và bạc. Ông cho rằng,
quan hệ tỷ lệ giữa chúng là do lượng lao động hao phí để tạo ra vàng và bạc quyết
định. Ông đưa ra luận điểm, giá cả tự nhiên của tiền tệ là do giá cả của tiền tệ
có giá trị đầy đủ quyết định. Từ đó ông khuyến cáo, nhà nước không thể hy vọng
vào việc phát hành tiền không đủ giá, vì lúc đó giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống.
Ông phê phán chế độ song bản vị (dùng hai kim loại vàng và bạc làm tiền tệ) và ủng
hộ chế độ đơn bản vị (dùng một kim loại).
+ W. Petty là
người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cấn thiết trong lưu thông trên cơ sở
thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá trong lưu thông và tốc độ chu
chuyển của tiền tệ. Ông cho rằng thời gian thanh toán càng dài thì số lượng tiền
tẹ cần thiết cho lưu thông càng lớn
+ Ông phê phán
những người trọng thương về tích trữ tiền không hạn độ. Ông cho rằng không phải
lúc nào tiền tệ cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, tiền tệ chỉ là công cụ của
lưu thông hàng hoá, vì thế không cần phải tăng số lượng tiền tệ quá mức cần thiết.
Tóm lại, quan điểm
tiện tệ của W.Petty có nhiều điểm mà sau này các nhà kinh tế học theo quan điểm
giá trị - lao động tiếp tục phát triển.
c. Lý luận về tiền
lương
+ W. Petty không
định nghĩa về tiền lương mà chỉ là người nêu ra. Ông cho rằng tiền lương của
công nhân không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Ông là người luận
chứng đạo luật cấm tăng lương
+ Quan điểm của
ông về tiền lương được xem xét trong mối quan hệ với lợi nhuận, với giá cả tư
liệu sinh hoạt, với cung cầu về lao động. Ông cho rằng tiền lương cao thì lợi
nhuận giảm và ngược lại, nếu giá cả của lúa mỳ tăng lên thì sự bần cùng của
công nhân cũng tăng lên, số lượng lao động tăng lên thì tiền lương sẽ tụt xuống.
d. Lý luận về lợi
nhuận, lợi tức, địa tô:
+ Wiliam Petty
không trình bày lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp, ông chỉ trình bày
hai hình thái của giá trị thặng dư là địa tô và lợi tức.
+ Theo ông địa
tô là khoản chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất. Chi phí sản
xuất bao gồm tiền lương và chi phí về giống. Ông đưa đồng nhất khái niệm địa tô
và lợi nhuận coi đó là số chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất,
ngoài ra ông cũng đã nghiên cứu địa tô chênh lệch nhưng chưa nghiên cứu địa tô
tuyệt đối
+ Về lợi tức ông
cho rằng lợi tức là tô của tiền, mức lợi tức phụ thuộc vào mức địa tô
+ Về giá cả ruộng
đất, ông cho rằng giá cả ruộng đất là do mức địa tô quyết định, với những số liệu
thực tế ông đưa ra công thức tính giá cả ruộng đất = địa tô x 20
Tóm lại, trong
phương pháp của W. Petty chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật tự phát, ông là
người đã áp dụng các phương pháp khoa học tự nhiên vào trong nghiên cứu kinh tế,
thừa nhận và tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan. Chính điều này là mầm mống
của tư tưởng tự do kinh tế. Mặt khác, ông chưa phân biệt được sự khác nhau giữa
quy luật kinh tế và quy luật tự nhiên, cho rằng các quy luật kinh tế của chủ
nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn. Trong nội dung học thuyết, thời kỳ đầu còn chịu
ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương. Các quan điểm kinh tế của W.Petty mặc dù
còn nhiều hạn chế song đã đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống những nguyên
lý của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển.