Tiền
đề về kinh tế
- Năm 1848 cách mạng tư
sản Pháp thành công; cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước
Tây Âu vào thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Máy móc công nghiệp
được cải tiến và chế tạo ngày một tăng lên và hoàn thiện hơn, làm cho năng suất
lao động tăng nhanh chưa từng có. Lao động thủ công được thay thế dần bằng máy móc
- Chủ nghĩa tư bản bộc
lộ rõ tính chất phản động, những mặt trái của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như
khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp
Tiền
đề về chính trị - xã hội
- Khi lực lượng sản xuất
phát triển làm cho xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt: Bao gồm giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp công nhân.
Do đó xuất hiện đấu tranh giai cấp, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ được
chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác (có ý thức và có tổ chức
hơn) nhưng vào đầu thế kỷ XIX phong trào còn chưa mạnh mẽ và rộng khắp.
- Cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX, nước Anh và Pháp đã liên tiếp diễn ra những cuộc biến động về chính
trị (bãi công, đình công). Biểu hiện ở cuộc đấu tranh giữa hai thế lực phong kiến,
tư sản tự do và dân chủ cách mạng. Trong cuộc đấu tranh này đã dần dần làm thức
tỉnh giai cấp công nhân phải có một tổ chức tiên phong dẫn đường chỉ đạo chống
lại giai cấp tư sản. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời.
+ Chủ nghĩa xã hội
không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm đường xây dựng xã
hội mới tốt đẹp hơn.
+ Đặc điểm chung nổi bật
là phê phán chủ nghĩa tư bản xuất phát từ lợi ích của sản xuất và theo quan điểm
kinh tế chứ không theo quan điểm đạo đức, luận lý. Chỉ rõ chủ nghĩa tư bản là một
giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa phải là chế độ xã hội tốt đẹp nhất
của loài người. Vạch rõ mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, sự kìm hãm lực lượng sản
xuất phát triển và cần phải thay thế bằng xã hội mới. Tuy nhiên con đường họ đề
xuất xây dựng xã hội mới có tính chất không tưởng (chỉ dừng lại ở tính ước muốn,
không có cơ sở khoa học để thực hiện, đặc biệt chưa thấy vai trò của giai cấp
công nhân). Về chế độ sở hữu, cơ sở của những quan hệ kinh tế cơ bản, các nhà
kinh tế xã hội chủ nghĩa không tưởng chưa hoàn toàn nhất trí với nhau, người
thì cho rằng còn duy trì chế độ tư hữu, người cho rằng phải xóa bỏ và thay vào
đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.