Pierre-Joseph
Proudhon (1809 – 1865)
Ông là người Pháp, xuất
thân từ một gia đình thợ thủ công nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông anh
em; ông vừa phải tự làm việc, tự nâng cao học vấn của mình, ham thích nghiên cứu
lý luận kinh tế. Ông đã từng làm việc trong một xí nghiệp vận tải ở Lion, sau
đó chuyển sang làm cho công ty đường sắt, nhà in… Năm 1837,
ông xuất bản
tác phẩm "Kinh nghiệm
chung về văn phạm"; "Sở
hữu là gì" (1840); "Triết học của sự khốn
cùng" (1846)… Ông trở lên nổi tiếng là nhờ vào tác phẩm "Triết học của
sự khốn cùng" xuất bản năm 1846. Trong tác phẩm này, ông đã trình bày hệ
thống quan điểm kinh tế của mình, đồng thời cũng thể hiện rõ tư tưởng tiểu tư sản.
Cũng như Sismondi, Proudon cũng có tư tưởng bảo vệ nền sản xuất nhỏ.
Quan
điểm kinh tế của Proudon
Lý
luận về sở hữu
Theo ông, sở hữu có
tính hai mặt. Mặt tích cực là bảo đảm cho sự độc lập tự do cho người sở hữu;
nhưng nó có mặt xấu là phá huỷ sự bình đẳng, tạo nên sự bất công trong xã hội. Xây
dựng một chế độ sở hữu tốt là xây dựng chế độ sở hữu nhỏ. Có nghĩa là duy trì,
củng cố sở hữu nhỏ, thủ tiêu sở hữu lớn.
Lý
luận về giá trị
Ông coi giá trị là một
phạm trù trừu tượng, vĩnh viễn bao gồm hai mặt đối lập nhau: Giá trị sử dụng là
hiện thân của sự dồi dào của cải, còn giá trị trao đổi thì thể hiện khuynh hướng
khan hiếm của nó. Ông coi sự mâu thuẫn nội tại của hàng hóa là mâu thuẫn giữa sự
dồi dào và khan hiếm của cải. Theo ông, để giải quyết mâu thuẫn này cần phải tạo
ra một "giá trị pháp lý". Giá trị pháp lý được hiểu là: Quá trình
trao đổi trên thị trường là một quá trình lựa chọn sản phẩm độc đáo. Có một số
hàng hóa chiếm lĩnh được thị trường, được thực hiện và lại được sản xuất ra và
do đó trở thành giá trị. Trong khi đó có một số hàng hóa khác lại không có may
mắn như vậy, không được xã hội thừa nhận, do vậy cần phải xác lập trước giá trị
để được xã hội chấp nhận. Ông lấy vàng, bạc làm tiền tệ và coi đó là những giá
trị pháp lý bởi vì vàng, bạc bao giờ cũng có thể thực hiện được.
Lý
luận về tiền tệ
Ông cho rằng, khi tiền
tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa sẽ làm cho trao đổi hàng hóa bị rối loạn,
vì mục đích làm giàu và tăng thêm giá trị, họ biến đồng tiền trở thành công cụ
thống trị và bóc lột những người nghèo. Tiền tệ trở thành nguồn gốc của mọi sự
đau khổ và bất hạnh. Theo ông, tiền tệ là đặc trưng của tư bản và ông coi mọi
tư bản đều được quy về tiền tệ.
Quan
điểm về tầng lớp thứ ba trong xã hội
Theo ông, tầng lớp người
thứ ba trong xã hội là những người sản xuất nhỏ, những người sản xuất bị tan
rã. Đây là những người cứu tinh cho xã hội, tạo thế cân bằng cho xã hội. Cương lĩnh cải tạo xã hội mới
Lý tưởng của xã hội mới.
Xã hội mới phải là xã hội
dựa trên cơ sở là nền sản xuất hàng hóa nhỏ, có tính chất phường hội của nông
dân và thợ thủ công, không có tư sản lớn. Xã hội mới không có bóc lột, thủ tiêu
phân cách giàu nghèo, thủ tiêu sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Ông đề
nghị tổ chức lại trao đổi trong một đề án về nền kinh tế hàng hóa không có tiền
tệ (không có tiền hoặc tất cả các hàng hóa đều là tiền như nhau). Ông đề nghị
thủ tiêu tiền tệ, vì ông coi tiền như một mặt xấu của nền kinh tế hàng hóa.
Phương tiện cải tạo xã
hội mới.
Theo Proudon, phương tiện
để cải tạo xã hội mới là Nhà nước.
- Dự án về ngân hàng
trao đổi. Ông gọi những ngân hàng trao đổi là ngân hàng nhân dân: Trao đổi lao
động và sản phẩm dựa trên "phiếu lao động" - Đó là phiếu ghi nhận
đóng góp lao động của mỗi người tương ứng với số sản phẩm làm ra. (Thay tiền bằng
phiếu lao động).
- Dự án về "tín dụng
cho không" và "ngân hàng không lấy lãi".
Ông chủ trương thành lập
ngân hàng nhằm mục đích giúp cho người nghèo vay không lấy lãi; tín dụng cấp
cho người nghèo như là cho không. Đây là ý tưởng phát triển người nghèo, tiến tới
xóa bỏ người nghèo.
- Cấp đất cho công nhân
ở ngoại ô.
Ông coi công nhân làm
việc trong xã hội tư bản là những lao động khổ sai, như là một bộ phận của cái
máy. Họ sẽ có cuộc sống tự do, thoải mái, bớt được những tội ác thì họ phải về
nhà và tránh xa nơi làm việc.