Thursday, August 3, 2017

HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH-PHẦN 4/6

Học thuyết kinh tế của David Ricardo:
a)     Lý luận về giá  trị:
Lý luận về giá trị là lý luận chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm kinh tế của
Ricardo. Trong lý luận giá trị - lao động cũng như các lý thuyết khác, D. Ricardo có sự kế thừa và phát triển tư tưởng của A. Smith.
+ Ông định nghĩa giá trị hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà hàng hoá
khác trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định

+ Ông cũng đã có sự phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, ông nhấn mạnh “tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, mặc dầu nó rất cần thiết cho giá trị này”
+ Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xuởng dùng vào việc sản xuất ấy.
+ Về thước đo giá trị, ông cho rằng cả vàng hay bất cứ một hàng hoá nào không bao giờ là một thước đo giá trị hoàn thiện cho tất cả mọi vật. Mọi sự thay đổi trong giá cả hàng hoá là hậu quả của những thay đổi trong giá trị của chúng
+ Về giá cả ông khẳng định: giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên
+ Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng ông chưa lý
giải việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn.
+ Về lượng giá trị của hàng hóa, theo ông là do lao động xã hội cần thiết quyết định. Ông
cũng là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c, v, m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch c vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c 2 . Mặt khác, ông chưa làm rõ được tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào? Theo ông, lao động xã hội cần thiết là do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
b)     Lý thuyết về tiền tệ và tín dụng:
Lưu thông tiền tệ và ngân hàng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong học thuyết của
Ricardo.
+ Ricardo vẫn coi vàng là cơ sở của tiền tệ, nhưng theo ông muốn việc trao đổi thuận lợi thì ngân hàng phải phát hành tiền giấy. Ông cho rằng giá trị của tiền là do giá trị của vật liệu làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lượng lao động hao phí để khai thác vàng bạc quyết định. Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị của tiền tệ, được so sánh tưởng tượng với một lượng vàng nào đó, do nhà nước và ngân hàng quy định
+ Ông phát triển lý luận của W. Petty về tính quy luật của số lượng tiền trong lưu thông. Ông đối chiếu giá trị của khối lượng hàng hoá với giá trị của tiền tệ và cho rằng tác động qua lại giữa số lượng hàng hoá với lượng tiền trong lưu thông diễn ra trong những khuôn khổ nhất định
+ Ricardo đã có nhiều luận điểm đúng đắn về tiền tệ song vẫn còn những hạn chế nhất định, như: Ông chưa phân biệt được tiền giấy với tiền tín dụng, chưa phân biệt rõ ràng giữa lưu thông tiền giấy và tiền kim loại nên đi đến một kết luận chung rằng: giá trị của tiền là do lượng của chúng điều tiết, còn giá cả của hàng hoá thì tăng lên một cách tỷ lệ với tăng số lượng tiền. Ông là người theo lập trường của thuyết số lượng tiền và lý thuyết của ông chưa phân tích đầy đủ các chức năng của tiền tệ. Tóm lại Ricardo chưa thống nhất trong quan niệm về tiền tệ.
c)     Lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô
+ Về tiền lương: Ông coi tiền lương là giá cả tự nhiên của hàng hoá lao động, là giá cả các tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta. Ông cho rằng mức tiền lương vào yếu tố lịch sử văn hoá. Theo ông tiền lương cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, dẫn đến thừa lao động, lại làm cho tiền lương hạ xuống, đời sống công nhân xấu đi, là kết quả của việc tăng dân số. Công lao to lớn của Ricardo là phân tích tiền lương thực tế và đặc biệt là đã xác định được tiền lương như là một phạm trù kinh tế. Ông xét tiền lương trong mối quan hệ giai cấp, mối quan hệ về lợi ích
+ Về lợi nhuận: Ricardo xác nhận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra bao gồm tiền lương
và lợi nhuận. Ông đã phát hiện ra quy luật vận động của tư bản là: Nếu năng suất lao động tăng thì tiền luơng sẽ giảm tương đối còn lợi nhuận của tư bản sẽ tăng tuyệt đối. Tuy nhiên ông chưa biết đến phạm trù giá trị thặng dư. Ông đã có nhận xét tiến gần đến lợi nhuận bình quân (những tư bản có đại dương bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau) nhưng không chứng minh được. Ông cho rằng nếu hạ thấp tiền công thì lợi nhuận tăng lên còn giá trị hàng hoá không đổi. Ông đã thấy xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên chưa giải thích được cặn kẽ
+ Về địa tô: Ông là người đầu tiên dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích địa tô. Ông cho rằng do ruộng đất có giới hạn, độ màu mỡ của đất đai giảm sút, năng suất đầu tư bất tương xứng, dân số lại tăng nhanh, dẫn đến nạn khan hiếm nông sản, cho nên xã hội phải canh tác tất cả ruộng đất xấu và giá trị nông phẩm là do hao phí trên ruộng đất xấu quyết định. Nếu kinh doanh trên ruộng đất xấu và trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch, phần này phải nộp cho địa chủ dưới hình thức địa tô. Ông cũng đã phân biệt được địa tô và tiền tệ: Địa tô là việc trả công cho những khả năng thuần tuý tự nhiên, còn tiền tô bao gồm cả địa tô và lợi nhuận do tư bản đầu tư vào ruộng đất.
d)     Lý thuyết về tư bản:
Ricardo coi tư bản là những vật nhất định (tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng) chứ không phải là quan hệ xã hội. Ông đã phân biệt được tư bản cố định và tư bản lưu động. Tuy nhiên, trong tư bản lưu động ông chỉ tính đến yếu tố tiền lương. Theo ông, bộ phận ứng trước để mua công cụ, phương tiện lao động là tư bản cố định, nó hao mòn dần dần khi chuyển giá trị vào sản phẩm và nó không làm tăng giá trị của hàng hoá, phân tích của ông cũng chưa đạt tới khái niệm tư bản bất biến và tư bản khả biến
e)     Lý thuyết tái sản xuất:
Ông coi tiêu dùng quyết định bởi sản xuất, muốn mở rộng sản xuất thì phải tích luỹ, phải làm cho sản xuất vượt quá tiêu dùng. Khi sản xuất phát triển sẽ tạo ra thị trường. Tuy nhiên ông không thấy được mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng. Ông phủ nhận khủng hoảng sản xuất thừa trong chủ nghĩa tư bản. Vì theo ông luợng cầu thường là lượng cầu có khả năng thanh toán. Lượng cầu đó được củng cố thêm lượng cung hàng hoá và và sản phẩm thì bao giờ cũng được mua bằng sản phẩm hay sự phục vụ, tiền chỉ dùng làm thước đo khi thực hiện sự trao đổi đó. “Một hàng hóa riêng lẻ nào đó có thể được sản xuất với khối lượng quá nhiều và thị trường thì thừa tới mức nhà tư bản không đầu tư để sản xuất hàng hóa này nữa. Song điều này không thể xảy ra một cách đồng thời đối với tất cả các hàng hóa” Vì thế vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản là tích lũy tư bản, mở rộng sản xuất. Như nhiều nhà kinh tế cổ điển khác, ông cho rằng sản xuất tư bản chủ nghĩa là tiến bộ tuyệt đối vì sản xuất vì lợi nhuận, khi lợi nhuận tăng thì thúc đẩy tích lũy tư bản, do đó tăng nhu cầu sức lao động dẫn đến tăng lương, tăng thu nhập và tiêu dùng, tăng sức mua nên không có sản xuất thừa. Tóm lại sự điều tiết tự phát là lý tưởng và hợp lý.
f)      Lý luận về thuế khoá: 
+ Ricardo phát triển lý luận về thuế khoá của Adam Smith và trình bày nhiều đặc điểm xuất sắc về thuế khoá. Ông cho rằng “thuế cấu thành cái phần của chính phủ trong sản phẩm xã hội” “tất cả các thứ thuế đều lấy trong thu nhập ròng để trả”. Nếu thuế đánh vào tư bản, nó sẽ giảm bớt hoạt
động của sản xuất. Đánh thuế vào thu nhập, thì nó sẽ làm yếu về tích luỹ hoặc thu hẹp sự tiêu dùng không sản xuất.
+ Ricardo nghiên cứu hai loại thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu đánh vào thu
nhập, bao gồm: lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tiền công và tài sản kế thừa, theo ông, không một giai cấp nào trong xã hội thoát khỏi thứ thuế này và mỗi người đóng góp theo những phương tiện của mình
g)     Lý thuyết về “lợi thế so sánh”
Trên cơ sở phát triển lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, ông đã xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh, còn gọi là lý thuyết về chi phí so sánh, cụ thể:
+ Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ “đường hai chiều” có lợi cho mọi nước tham gia, vì bất kỳ nước nào cũng có lợi thế tương đối, tức là lợi thế có được trên cơ sở so sánh với các nước khác
+ Các lợi thế tương đối được xem xét dưới ánh sáng của lý luận giá trị lao động, có nghĩa là chỉ thông qua trao đổi quốc tế mới xác định được mối tương quan giữa mức chi phí lao động cá biệt của từng quốc gia so với mức chi phí lao động trung bình quốc tế, trên cơ sở đó mà lựa chọn phương án tham gia vào quá trình phân công chuyên môn hoá quốc tế cho có lợi nhất
+ Mục đích cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là tiết kiệm chi phí lao động xã hội - tức là tăng năng suất lao động xã hội. Bởi vậy mỗi quốc gia chỉ nên tập trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có hiệu quả cao, hoặc mức độ bất lợi thấp hơn và nhập khẩu những hàng hoá có bất lợi cao hơn thì khi so sánh mức độ hao phí lao động trung bình ở trình độ quốc tế theo từng sản phẩm sẽ có lợi - tiết kiệm được chi phí sản xuất, mặt khác lỗ trong xuất khẩu sẽ được bù lại nhờ lãi trong nhập khẩu. Lợi thế so sánh là, các nước cần lựa chọn mặt hàng để chuyên môn hóa sản xuất theo công thức so sánh giữa chi phí sản xuất các sản phẩm của đất nước với chi phí sản xuất sản phẩm của thế giới. Cụ thể:
Nếu A < B thì nước X nên chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm M, còn thế giới sẽ chuyên sản xuất sản phẩm N. Như thế cả hai cùng có lợi. D.Ricardo là người kế tục xuất sắc của A.Smith. Ông đã chỉ ra những mâu thuẫn trong học thuyết của A.Smith và vượt qua được giới hạn của A.Smith, phân tích sâu sắc hơn những quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Ông đứng vững trên cơ sở lý luận giá trị - lao động để giải thích các vấn đề kinh tế.