Vào thế kỷ thứ XVI - XVII sự thống trị của
tư bản thương nghiệp thông qua việc thực hiện chủ nghĩa trọng thương chính là bộ
phận của học thuyết tích luỹ nguyên thuỷ, dựa trên cướp bóc và trao đổi không
ngang giá ở trong nước và quốc tế, làm thiệt hại lợi ích của người sản xuất và
người tiêu dùng, kìm hãm sự phát triển của tư bản công nghiệp. Khi nguồn tích
luỹ nguyên thuỷ đã cạn thì chủ nghĩa trọng thương trở thành đối tượng phê phán.
Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương đồng thời là sự ra đời một lý thuyết mới làm
cơ sở lý luận cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ
vào lĩnh vực sản xuất. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời từ đó.
+ Ở một số nước, do hậu quả của chủ nghĩa
trọng thương, nền nông nghiệp bị đình đốn. Cho nên việc đấu tranh chống chủ
nghĩa trọng thương gắn liền với việc phê phán chế độ phong kiến nhằm giải thoát
những ràng buộc phong kiến để phát triển nông nghiệp theo kiểu sản xuất tư bản chủ
nghĩa, làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông. Những đại biểu của chủ nghĩa trọng
nông là những người đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa.
+ Ở Anh, từ khi thương nghiệp mất dần đi
ý nghĩa lịch sử, giai cấp tư sản Anh đã sớm nhận thấy lợi ích của họ trong sự
phát triển công trường thủ công công nghiệp. Họ chỉ rõ: muốn làm giàu phải bóc
lột lao động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô
tận cho người giàu. Đó là điểm cốt lõi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Anh, là học thuyết kinh tế chủ yếu của giai cấp tư sản ở nhiều nước lúc bấy giờ.
Những
đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh:
+ Về đối tượng nghiên cứu: Kinh tế chính
trị tư sản cổ điển chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh
vực sản xuất, nghiên cứu các quan hệ
kinh tế trong quá trình tái sản xuất, trình bày có hệ thống các phạm trù kinh tế
trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: hàng hoá, giá trị, tiền tệ, giá cả, tiền
lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô…để rút ra các quy luật vận động của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Về nội dung: Các nhà kinh tế tư sản cổ
điển đã đi tìm nguồn gốc của cải, sự giàu có từ lao động. Nói đến kinh tế chính
trị tư sản cổ điển là phải nói đến quan điểm Giá trị - Lao động. Mặt khác, họ ủng
hộ tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước, xem xét, nghiên cứu sự vận
động của phương thức sản xuất đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết.
+ Về mục tiêu nghiên cứu: Luận chứng
cương lĩnh kinh tế và các chính sách kinh tế của giai cấp tư sản, cơ chế thực
hiện lợi ích kinh tế trong xã hội tư bản nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản
trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất.
+ Về phương pháp nghiên cứu: Thể hiện
tính chất hai mặt:
- Một là, sử dụng phương pháp trừu tượng
hoá để tìm hiểu các mối liên hệ bản chất bên trong các hiện tượng và các quá
trình kinh tế, nên đã rút ra những kết
luận có giá trị khoa học.
- Hai là, do những hạn chế về mặt thế giới
quan, phương pháp luận và điều kiện lịch sử cho nên khi gặp phải những vấn đề
phức tạp, họ chỉ mô tả một cách hời hợt và rút ra một số kết luận sai lầm