Saturday, August 5, 2017

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI PHẦN 4/6

Lý thuyết về lạm phát
Trong nền kinh tế hiện đại hạn chế lạm phát là một trong những mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô.
Các khái niệm về lạm phát
- Lạm phát xẩy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng, thông thường người ta tính lạm phát thông qua “chỉ số giá”. Chỉ số giá quan trọng nhất là chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) tỷ số này tính giá của một loại hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ so với giá của những thứ đó trong một năm gốc.
- Lạm phát gồm có: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát
+ Lạm phát vừa phải là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng chậm, thường là một con số (dưới
10%)
+ Lạm phát phi mã là lạm phát xảy ra khi tiền giấy bung ra quá nhiều, giá cả tăng lên gấp nhiều lần mỗi tháng
Nguồn gốc của lạm phát
Tỷ lệ làm phát là một cân bằng ngắn hạn và tồn tại cho đến khi nền kinh tế bị chấn động
Nguyên nhân chính là do cầu kéo và cho chi phí đẩy
Lạm phát do cầu kéo diễn ra khi nền kinh tế tới hoặc vượt mức sản xuất tiềm năng, việc tăng mức cầu lức này dẫn tới lạm phát. Trường hợp này với mức cung hạn chế về sản lượng thực tế, tăng cầu làm tăng giá, dẫn đến tăng lạm phát. Lạm phát do chi phí đẩy là lạm phát khi mà chi phí đẩy giá lên ngay cả trong những thời kỳ tài nguyên không được sử dụng hết, khủng hoảng diễn ra, nguyên nhân là: tăng tiền lương, làm tăng chi phí sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng giá.
Tác động của lạm phát
Làm phát tác động đến nền kinh tế bằng hai cách:
Một là, phân phối lại thu nhập và của cải. Hai là, thay đổi mức độ và hình thức sản lượng Lạm phát cân bằng và có dự đoán trước không làm cho ai bị thiệt và có lợi, vì lúc này giá cả và tiềm lương đều biến đổi theo một tỷ lệ. Còn lạm phát không thấy trước, thường có lợi cho những người mắc nợ, những kẻ tìm cách kiếm lời và đầu tư liều lĩnh, có hại cho chủ nợ và  giai cấp có thu nhập ổn định, những người hưởng trợ cấp và những người đầu tư “nhát gan”. Lạm phát gây ra tác hại kinh tế lớn. Khi lạm phát không cần bằng thì giá cả tương đối, thuế suất và lãi suất thực tế bị biến dạng. Lạm phát không dự tính trước dẫn đến những đầu tư sai lầm, phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên.
Những biện pháp kiểm soát lạm phát
- Chấp nhận mức lạm phát và suy thoái kinh tế là hai vấn đề lựa chọn của mọi nền kinh tế. Giữa lạm phát và thất nghiệp có có mối quan hệ trao đổi. Để giảm lạm phát phải tăng thất nghiệp và ngược lại.
- Dùng “chỉ số hóa” và những kỹ thuật thích ứng (Chỉ số hóa là một cơ chế, theo đó người ta miễn dịch một phần hoặc hoàn toàn thay đổi ở trong mức nói chung).
- Kiểm soát giá cả và tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện.
- Dựa vào kỷ luật của thị trường cạnh tranh để hạn chế việc tăng giá cả và tiền lương.

- Sử dụng chính sách thu nhập dựa trên thuế, như trợ cấp cho những người mà tiền lương hoặc giá cả tăng chậm, đánh thuế vào những người làm tăng lạm phát.