Trường phái thể chế mới
Dựa trên thuyết
“Kĩ thuật quyết định” của Veblen và trong điều kiện cách mạng khoa học kĩ thuật và công
nghệ phát triển. Bao gồm các thuyết “Xã hội công nghiệp”, “Xã hội công nghiệp mới”,
“Xã hội hậu công nghiệp.
Tuyên bố thủ
tiêu vai trò chủ đạo của sở hữu trong kinh tế, chuyển vai trò quyết định phát
triển kinh tế
sang các công ty lớn. Tập trung quyền lực công ty vào tay các nhà khoa học và
quản lí, ứng dụng kĩ thuật, quản lí có tổ chức nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản
của xã hội, nhờ Nhà nước điều tiết. Theo họ kĩ thuật làm thay đổi không chỉ việc
áp dụng các quy luật kinh tế mà cả các quy luật trong khuôn khổ “Xã hội chủ
nghĩa” như:
+ Việc bóc lột
công nhân bị thủ tiêu
+ Bảo đảm đối với
tài sản được đặt hàng đầu và có thể giải quyết bằng những phương pháp khác nhau
(TBCN hay XNCN) của nền “văn minh công nghiệp”.
+ Các công ty
không còn mang tính chất độc quyền, không chỉ mục đích lợi nhuận mà còn hướng đến
việc thoả mãn tốt hơn nhu cầu xã hội, thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
Thuyết “Xã hội công nghiệp mới”:
Dùng lăng kính
“công nghệ học quyết định”. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật quyết định sự tiến
hóa xã hội. Làm cho CNTB tiến hóa sang “Xã hội công nghiệp mới”
+ Tư bản mất quyền
lực
+ Người có tri
thức chuyên môn được trọng thị
+ Quyền lực chuyển
vào tay “tổ hợp chuyên gia”
+ Do đó, mục
tiêu không phải lợi nhuận tối đa nữa, xóa bỏ giàu nghèo, giai cấp. Bằng các biện
pháp cải lương để cải tạo CNTB thành xã hội mới.
Ví dụ:
- Galbraith đưa ra tổng thể gồm: hệ thống kế hoạch
và hệ thống thị trường:
+ Hệ thống kế hoạch:
do khoảng 1000 công ty lớn hợp thành, kinh doanh theo kế hoạch, có quyền lực
xác định giá cả, chi phí, công nghệ và quyền lực đối với xã hội và Nhà nước.
+ Hệ thống thị
trường: có hàng triệu hãng kinh doanh nhỏ hợp thành. Đặc điểm: sử dụng kĩ thuật
công nghệ tương đối giản đơn, quan hệ thị trường thống trị.
- Hai hệ thống có mối quan hệ lệ thuộc, TĐ
trong đó có sự bất bình đẳng. Hệ thống
kế hoạch có ưu
thế tổ chức, còn hệ thống thị trường có nhiều điểm yếu vì thế phải phục tùng hệ
thống kế hoạch và chịu thiệt thòi về thu nhập. Tóm lại, hệ thống thị trường bị
hệ thống kế hoạch bóc lột giống như các nước đang phát triển bị các nước phát
triển bóc lột.
- Sự đối lập hai hệ thống là xung đột cơ bản của
xã hội Mỹ và là nguồn gốc mọi căn bệnh của XHTB.
- Giải quyết: Cải cách để xóa bỏ bất bình đẳng
(hạn chế quyền lực của hệ thống kế hoạch, tăng quyền lực của hệ thống thị trường...).
- Vai trò Nhà nước được hoàn thiện bởi “Tổ hợp
chuyên gia” là hội đồng quản trị xã hội, trở thành “Nhà nước toàn dân”, chỉ kế
hoạch hóa sự phát triển kinh tế.
Thuyết “Xã hội hậu công nghiệp”
Đại diện: D.Bell
(nhà xã hội học Mỹ): Tác phẩm: “Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp: hướng
dẫn một dự đoán xã hội” (1973)
Trọng tâm:
“Nguyên lí trục”
Sự phát triển xã
hội gắn với sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa–chính trị. Mỗi lĩnh vực dựa
trên nguyên lí một trục nhất định.
- Các lí thuyết về sự phát triển xã hội: chỉ dựa
trên một trục:
+ Mác: “Học thuyết
kinh tế quyết định” (Theo trục quan hệ sở hữu)
+ “Xã hội hậu
công nghiệp”: kĩ thuật quyết định (Theo trục các thay đổi kĩ thuật)
+ Xác định “xã hội
hậu công nghiệp” theo trục công nghệ và tri thức.
- Đặc trưng:
+ Nền kinh tế
chuyển từ công nghiệp chế biến là trụ cột sang dịch vụ làm trụ cột
+ Các chuyên gia
lành nghề và kĩ thuật viên chiếm ưu thế
+ Tri thức luận
giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các phương sách kinh tế và xác định cấu
trúc xã hội
+ Kĩ thuật của
tương lai được tiến hành theo kế hoạch, có điều tiết, định hướng kinh tế -kĩ
thuật đối với việc kiểm soát và đánh giá công nghệ.
+ Các chính sách
chế định đều phải được thông qua “công nghệ trí tuệ”.
- Cho rằng chủ
nghĩa tư bản hiện đại đã biến đổi về chất, trở thành “Xã hội hậu công nghiệp”
+ Không còn là
chủ nghĩa tư bản cũng không phải là chủ nghĩa xã hội
+ Trong xã hội:
khoa học kĩ thuật có vai trò ngày càng tăng và chiếm địa vị quyết định, chế độ
tư hữu mất dần tác dụng, mâu thuẫn xã hội được loại trừ.