+ Kinh tế tiểu tư sản
xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, đặc biệt vào cuối những năm 80 của thế
kỷ XVIII ở Pháp.
+ Những tư tưởng kinh tế
của trường phái này phát triển rất mạnh vào thời gian nay là do sự phát triển mạnh
mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Đây là điểm quan trọng nhất
quyết định cho sự ra đời của học thuyết.
+ Phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa phát triển làm cho nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ
công bị đe doạ, có nguy cơ bị phá huỷ toàn bộ, nó làm mất đi địa vị độc lập của
người sản xuất nhỏ, biến đại bộ phận những người sản xuất nhỏ thành những người
làm thuê. Do đó xuất hiện sự phản kháng về mặt tư tưởng của những người sản xuất
nhỏ, thợ thủ công. Ở đâu có sự đe doạ phá huỷ nền sản xuất nhỏ, phá huỷ địa vị
độc lập của người sản xuất nhỏ thì ở đó có phản kháng tư tưởng của lớp người tiểu
tư sản. Tình hình đó xuất hiện một trào lưu tư tưởng kinh tế mới - Kinh tế chính
trị học tiểu tư sản.
Kinh tế chính trị tiểu
tư sản gồm các lý thuyết kinh tế đứng trên lập trường, lợi ích của giai cấp tiểu
tư sản bênh vực, bảo vệ cho nền sản xuất nhỏ, chống lại sự phát triển của nền sản
xuất lớn - sản xuất tư bản chủ nghĩa là một trào lưu tư tưởng vừa có tính không
tưởng, vừa có tính phản động. Đối tượng của sự phản kháng là chủ nghĩa tư bản,
giai cấp tư sản, không chỉ là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chống lại cả
nền sản xuất lớn - nền đại công nghiệp, tư bản lớn. Con đường lựa chọn là phát
triển kinh tế theo những chuẩn mực của xã hội cũ, đó là, đẩy mạnh sản xuất hàng
hóa nhỏ hoặc chuyển thành tư bản nhỏ. Những nhà kinh tế chính trị tiểu tư sản không
phê phán sở hữu tư nhân và tự do cạnh tranh. Trường phái kinh tế chính trị tiểu
tư sản sử dụng phương pháp luận duy tâm, siêu hình; thể hiện ở chỗ: Họ cắt rời
các quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội vì mục đích bảo vệ nền sản xuất
nhỏ và bảo vệ những người sản xuất nhỏ độc lập. Thể hiện tính không triệt để cả
trong nhận thức các phạm trù kinh tế và trong biện pháp cải tạo xã hội được đưa
ra.