Thuyết trọng tiền (Đại biểu: Milton Friedman)
Thứ nhất, cho rằng
mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc
gia và do đó ảnh
hưởng đến việc làm, giá cả (các biến số của kinh tế vĩ mô). Về bản chất: nền
kinh tế TBCN là tương đối ổn định, cơ chế thị trường tự nó sẽ đảm bảo cân bằng
cung cầu và
không nhất thiết phải trải qua các chu kì kinh doanh. Suy thoái và
lạm phát cao là do nhà nước cung quá ít hoặc quá nhiều tiền cho nền kinh tế. Cụ
thể: tiền cung ứng tăng nhanh hơn mức thu nhập thì dân cư sẽ chi tiêu ngay số
tiền đó là cầu tiêu dùng tăng dẫn đến tăng giá và lạm phát. Ngược lại, tiền
cung ứng ít hơn mức cần thiết thì chi tiêu giảm, tổng cầu giảm, hàng hóa bán ra
chậm, dẫn đến trì trệ, thu hẹp sản xuất, hiện tượng suy thoái kinh tế và thất
nghiệp xảy ra. Tóm lại: biến động trong cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến biến động
trong thu nhập, trong hoạt động sản xuất
kinh doanh và giá
cả
cùng với những
biến động trong
cơ cấu kinh tế và cạnh
tranh,...dẫn tới chu kì kinh doanh (khủng hoảng kinh tế). Có thể tác động vào
chu kì kinh tế TBCN bằng việc chủ động điều tiết mức cung tiền tệ. Việc điều tiết
này do Nhà nước thực hiện thông qua ngân hàng trung ương. Hiệu quả phụ thuộc vào
trình độ và năng lực của Nhà nước. Thứ hai, giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền
tệ trong lưu thông nên có thể thông qua chính sách tiền tệ để ổn định giá cả,
chống lạm phát.
Từ công thức: MV
= PQ
V = PQ / M
M - Mức cung tiền tệ
V - Tốc độ lưu
thông tiền tệ
P - Giá cả TB của
hàng hóa và dịch vụ
Q - Sản lượng
(KL hàng hóa và dịch vụ trong năm)
P.Q - GNP danh
nghĩa
Vì V có tính ổn
định, Q không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào M
Nên M thay đổi
tác động trực tiếp đến P, do đó tác động đến giá cả, lạm phát và sự phát
triển kinh tế. Chủ
trương ưu tiên chống lạm phát hơn là chống thất nghiệp (Thậm chí có thể chấp nhận
tỉ lệ thất nghiệp cao để ngăn ngừa lạm phát), lạm phát là căn bệnh nan giải của
xã hội chứ không phải thất nghiệp. Chỉ có chính sách tiền tệ mới giữ vai trò chủ
đạo tác động đến ổn định và phát triển kinh tế (không phải là các chính sách
tài khóa như thuế và chi tiêu), trái với Keynes. Tư tưởng điều tiết tiền tệ
(Friedman) là: chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kì phát triển,
trong thời kì khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng tiền tệ, trong thời kì ổn
định nên giảm mức cung tiền tệ. Nhìn chung giữ mức cung của tiền tăng với tỉ lệ
ổn định (3 - 4% /năm). Thứ ba, ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh, ủng
hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước không
nên can thiệp nhiều vào kinh tế (chỉ giới hạn ở điều chỉnh mức cung tiền tệ, điều
tiết lưu thông tiền tệ để ngăn chặn lạm phát).
Đánh giá: Có ảnh
hưởng sâu sắc trong nhiều nước tư bản phát triển, đặc biệt là Anh và Mỹ (Reagan và
Thatcher).
Nhưng chỉ đạt hiệu
quả nhất thời, đưa đến những hậu quả mới.