Friday, August 4, 2017

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI-PHẦN 3/5

Cha John Bates Clark (1847-1938): lí thuyết năng suất giới hạn, lí thuyết phân phối.
Con John Maurice Clark: lí thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến. Đã chia kinh tế chính trị thành kinh tế tổng hợp, kinh tế tĩnh và kinh tế động.
Lí thuyết “Năng suất giới hạn”:
- Trên cơ sở lý thuyết “ba nhân tố sản xuất” của J.B.Say, lý thuyết “năng suất bất tương xứng” của D.Ricardo, lý thuyết “ích lợi giới hạn” của thành Viên Áo, Clark đưa ra lý thuyết năng suất giới hạn.
- Theo D.Ricardo: “Năng suất bất tương xứng” đó là khi tăng thêm 1 nhân tố sản xuất nào đó (trong 3 nhân tố lao động, đất đai, tư bản) mà các nhân tố khác không đổi thì sẽ giảm năng suất của nhân tố tăng thêm.

- Phối hợp với lí thuyết “ích lợi giới hạn”, Clark đã nghiên cứu về quy luật năng suất lao động (NSLĐ). Theo ông ích lợi của lao động thể hiện ở NSLĐ (ích lợi các yếu tố sản xuất thể hiện ở năng suất của nó). Song NSLĐ của các yếu tố sản xuất là giảm sút (bất tương xứng), do vậy đơn vị yếu tố sản xuất được sử dụng sau cùng là đơn vị yếu tố sản xuất giới hạn - sản phẩm của nó là sản phẩm giới hạn, năng suất của nó là năng suất giới hạn, nó quyết định năng suất của tất cả các đơn vị yếu tố sản xuất khác (Người công nhân cuối cùng là “người công nhân giới hạn”, sản phẩm của họ là “sản phẩm giới hạn” và NSLĐ của họ là “NSLĐ giới hạn”, quyết định NSLĐ của những người lao động khác).
Lí thuyết phân phối của Clark:
Dựa vào lí thuyết năng suất giới hạn, sử dụng lí thuyết năng lực chịu trách nhiệm của các yếu tố sản xuất theo đó, thu nhập là năng lực chịu trách nhiệm của các yếu tố sản xuất. Ông đưa ra lí thuyết về tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô.
Cụ thể:  - Người lao động nhận tiền lương = Sản phẩm giới hạn của lao động
        - Nhà tư bản - Lợi tức = Sản phẩm giới hạn của tư bản
        - Chủ đất - Địa tô = Sản phẩm giới hạn của đất đai
        - Nhà kinh doanh - Lợi nhuận = Thặng dư của người sử dụng các yếu tố sản xuất
Từ đó: Phân phối là bình đẳng, không còn bóc lột nữa. MLí thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến của T.M.Clark (con) Là sự tiếp tục nghiên cứu của Clark (cha) –Phân tích kinh tế trong trạng thái động
- Để sản xuất hàng hóa phải sử dụng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, lao động
Đó chính là chi phí sản xuất (còn gọi là chi phí toàn bộ).
- Có 2 loại: (2 bộ phận) hợp thành chi phí toàn bộ.
+ Chi phí bất biến: Những chi phí không biến đổi so với quy mô sản xuất sản phẩm (dù quy mô sản xuất có thay đổi nó cũng không thay đổi). Ví dụ: thuế đất, thuế nhà, trả lương ban giám đốc - thậm chí không sản xuất cũng phải chi phí.
+ Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất sản phẩm. Ví dụ: nguyên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất
- Chi phí giới hạn: chi phí tăng thêm để sản xuất một đơn vị sản phẩm cuối cùng.
Chi phí giới hạn = Chi phí đứng sau – Chi phí đứng trước
Xu hướng chung: lúc đầu chi phí giới hạn giảm dần đến một quy mô nhất định của sản lượng thì tăng cùng với sự phát triển của quy mô sản xuất, do đó chi phí bình quân cho mỗi sản phẩm cũng biến động tương tự.
- Lý thuyết này được sử dụng để xác định giới hạn của việc tăng quy mô sản phẩm.

- Các nhà kinh tế cũng vận dụng để xây dựng lí thuyết gia tốc phân tích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế và giải quyết điều chỉnh chu trình kinh doanh.