Friday, August 4, 2017

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỞI-PHẦN 2/5

Thuyết “Ích lợi giới hạn” của trường phái thành Vienna (Áo)
(Được phát triển từ tư tưởng của nhà kinh tế học người Đức Herman Gossen (1810-1858) đưa ra định luật nhu cầu và tư tưởng về ích lợi giới hạn) từ đó phát triển thành lí thuyết kinh tế “ích lợi giới hạn”.
Lí thuyết sản phẩm kinh tế: (Các đại biểu: Carl Menger, B.Bawerk, V. Wiser)
+ Đưa ra khái niệm “sản phẩm kinh tế” thay cho phạm trù “hàng hóa”. Sản phẩm phải có đủ 4 tính chất để được coi là sản phẩm kinh tế:
-  Có khả năng thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người (Nhu cầu không còn thì sản phẩm mất đặc tính kinh tế, hoặc sản phẩm hỏng không thỏa mãn nhu cầu thì cũng không là sản phẩm kinh tế)
- Công dụng của nó con người phải biết rõ (vì sản phẩm trong tự nhiên rất nhiều)
- Phải ở trong tình trạng có khả năng sử dụng được (không ở dạng tiềm năng)
- Số lượng của nó có giới hạn (ở tình trạng khan hiếm, nếu vật phẩm quá dư thừa sẽ không phải là sản phẩm kinh tế)
+ Sản phẩm kinh tế có hai đặc tính “Ích lợi giới hạn” và “Giá trị giới hạn”, cơ sở xây dựng lí thuyết “ích lợi giới hạn và giá trị”.
Lí thuyết ích lợi giới hạn và giá trị:
+ Ích lợi giới hạn:
- Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, có nhiều loại:
Ích lợi kết quả: ích lợi vốn có của vật chất (VD: củi đốt thì nóng lên)
Ích lợi chủ quan: ích lợi được sử dụng theo yêu cầu con người (VD: con người dùng sức nóng của củi đốt để sưởi ấm, nấu ăn)
Ích lợi cụ thể: ích lợi của số lượng vật phẩm mà người ta có thể đo lường được (VD: quần áo để mặc, gạo để ăn)
- Theo đà thỏa mãn nhu cầu, ích lợi có xu hướng giảm dần. Cùng với đà tăng lên của vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu thì “mức bão hòa” về vật phẩm tăng lên còn “mức độ cấp thiết” của nhu cầu giảm xuống. Do đó theo đà thỏa mãn nhu cầu tăng thì ích lợi của vật có xu hướng giảm (vật phẩm sau đưa ra thỏa mãn nhu cầu có ích lợi ít hơn vật phẩm trước).
- Với số lượng vật phẩm nhất định, vật phẩm cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu sẽ là “vật
phẩm giới hạn”, ích lợi của nó là “ích lợi giới hạn”, nó quyết định ích lợi chung của tất cả các vật phẩm khác. Vậy: ích lợi giới hạn là ích lợi của vật phẩm cuối cùng đưa ra thỏa mãn nhu cầu, ích lợi đó là nhỏ nhất, nó quyết định ích lợi của tất cả các vật phẩm khác.
- Nội dung quy luật “ích lợi giới hạn” ngày càng giảm: Theo đó, số lượng sản phẩm kinh tế càng ít thì “ích lợi giới hạn” càng lớn. Sản phẩm kinh tế tăng thì tổng ích lợi tăng còn “ích lợi giới hạn” giảm, có thể dẫn tới 0 (VD: nước quá nhiều, không còn khan hiếm thì chỉ còn ích lợi trừu tượng)
Thể hiện quan điểm tách rời giá trị và ích lợi
+ Lí thuyết giá trị: (Giá trị giới hạn)
- Lí thuyết giá trị - ích lợi (giá trị - chủ quan): (phủ nhận lí thuyết giá trị - lao động của kinh tế tư sản cổ điển và Mác). Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị - ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.
- Giá trị trao đổi (GTTĐ): Ngược với A.Smith cho rằng GTTĐ là khách quan, Menger cho rằng GTTĐ là chủ quan, sở dĩ hai người trao đổi sản phẩm cho nhau là vì cả hai đều tin rằng sản phẩm mà mình bỏ ra đối với mình ít giá trị hơn sản phẩm mà mình thu về (Có sự so sánh các sản phẩm, nếu có lợi mới trao đổi, căn cứ vào nhu cầu bản thân)
- Các hình thức giá trị:

Giá trị khách quan: xuất phát từ tác dụng của một vật mang lại cho ta kết quả cụ thể (than đốt cho nhiệt lượng). Điều này biểu hiện mối quan hệ của vật phẩm và kết quả xuất phát từ việc sử dụng vật phẩm, không bao hàm những phán đoán chủ quan của con người. Giá trị chủ quan: xuất phát từ sự tiêu dùng những kết quả mà sản phẩm mang lại cho con người quy định sử dụng nó như thế nào (nhiệt lượng đốt than sử dụng vào việc gì). Từ đó phân chia giá trị sử dụng (GTSD) và GTTĐ thành: GTSD chủ quan, GTTĐ chủ quan, GTSD khách quan, GTTĐ khách quan. Căn cứ phân chia là nơi nhận sản phẩm, của cải tới tay ai?