-
Phê phán chủ nghĩa tư bản:
Ông đã đả kích một cách
gay gắt chế độ tư hữu, coi đó là nguyên nhân của mọi tai họa trong xã hội tư bản,
bởi vì nó đẻ ra lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, sự cạnh tranh, tình trạng vô chính
phủ trong sản xuất và phân phối. Trong xã hội tư bản, đồng tiền là mục đích cao
nhất. Những thảm họa do chủ nghĩa tư bản gây nên (ngày lao động bị kéo dài, tăng
cường độ lao động, thất nghiệp, sự lạm dụng lao động phụ nữ và trẻ em…) là do
con người và lao động của họ bị mất giá, là do đồng tiền dưới chủ nghĩa tư bản
gây ra. Trong lĩnh vực phân phối, ông cho rằng: phân phối qua đồng tiền và
thương nghiệp là có hại cho xã hội; tham gia vào việc phân phối này có rất nhiều
người trung gian như thương nghiệp, chủ ngân hàng, kẻ đầu cơ…Tất cả họ đều làm
ra giá trị, song họ lại làm tăng nó vì những chi phí đủ loại. Ông đi đến đề cao
trao đổi bằng hiện vật trực tiếp.
-
Dự án về xã hội tương lai:
Cơ sở của chế độ sở hữu
công cộng trong xã hội tương lai là “tiền lao động” và “trao đổi công bằng”; và
điều kiện cho việc thực hiện chế độ này là sự dồi dào về sản phẩm. Theo ông, việc
trao đổi công bằng các sản phẩm được sản xuất ra đem trao đổi tại cửa hàng trao
đổi công bằng, ở đây đồng tiền không còn làm chức năng thước đo giá trị nữa mà
thay thế cho nó là “lao động chi phí”. Đồng tiền đã bị loại bỏ khỏi lưu thông,
trao đổi và “tiền lao động” xuất hiện. Thực chất của “tiền lao động” cũng là một
thứ phiếu chứng nhận lao động chi phí vào việc sản xuất hàng hóa, từ đó mà người
lao động nhận được những thứ hàng hóa mà họ cần cho tiêu dùng. Theo ông, không
cần tiền tệ vì nó chỉ đem lại điều tai hại. Trên cơ sở đó, ông xây dựng dự án về
“tiền lao động” và “cửa hàng trao đổi công bằng”.
Mô hình lý thuyết của
Owen =
H – “Tiền lao động” – H’
Trong đó “Tiền lao động”
chính là phiếu lao động ghi rõ số giờ lao động sản xuất hàng hóa. Với mô hình
này, ông hi vọng gạt bỏ sự trung gian, đảm bảo việc làm cho người lao động và
thủ tiêu khủng hoảng thừa. Ông đã dựa theo Ricardo, lấy lao động chi phí để quy
định giá trị hàng hóa. Chế độ “trao đổi công bằng” không đem lại kết quả, không
thể thủ tiêu được tiền tệ trong khi còn sản xuất và lưu thông hàng hóa. Dự án kế
hoạch xây dựng hợp tác xã: Ông chủ trương xây dựng thị trấn công bằng mang tính
chất hợp tác xã. Mỗi thị trấn cộng đồng là một đơn vị kinh tế, là tổ chức cơ sở
của xã hội mới tương lai. Ông coi nông nghiệp là cơ sở của các cộng đồng, nhưng
sự tiến bộ của công nghiệp, khoa học kỹ thuật sẽ là nét chủ yếu của xã hội
tương lai. Trong xã hội tương lai, không có sự đối lập giữa thành thị và nông
thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Theo ông, việc chuyển lên “một
tương lai xán lạn, hấp dẫn, có tổ chức và hạnh phúc”, không phải bằng những biện
pháp bạo lực mà bằng “phương pháp hòa bình và hợp lý”.