Thất nghiệp là vấn
đề trung tâm của các xã hội hiện đại.
Các khái niệm về
thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp:
- Người có việc
làm là những người đi làm. Còn những người thất nghiệp là những người không có
việc làm nhưng đang tìm việc làm.
- Tỷ lệ thất
nghiệp là số người thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng lao động
- Thất nghiệp tự
nguyện: Là tình trạng thất nghiệp mà ở đó công nhân không muốn làm việc với mức
lương trên thị trường lúc đó.
- Thất nghiệp
không tự nguyện: Là tình trạng với mức lương cứng nhắc, không thay đổi, một quỹ
lương nhất định chỉ thuê được một lượng công nhân nhất định, số còn lại đi làm
với mức lương đó nhưng không tìm được việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
(Đây là một
trong những khái niệm quan trọng của kinh tế học vĩ mô hiện nay). Thất nghiệp tự
nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cần bằng. Ở
một số thị trường thì cầu quá mức (nhiều việc mà không có người làm), trong khi
đó có những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp). Gộp lại, tất cả
những nhân tố hoạt động để sức ép đối với tiền lương và giá cả trên tất cả các
thị trường đều cân bằng. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn luôn lớn hơn không. Vì
trong một nước rộng lớn, mức độ cơ động cao, thị hiếu và tài năng đa dạng, mức
cung cầu về số lượng hàng hóa, dịch vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất
nghiệp tạm thời.
Ảnh hưởng của thất nghiệp tự nhiên
Tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên liên quan chặt chẽ đến lạm phát. Đó là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất mà
đất nước có thể chấp nhận được ở mức trung bình mà không có nguy cơ gây lạm phát
tăng xoáy ốc. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng: nguyên
nhân là do ngày càng tăng của số lượng thanh thiếu niên, người thiểu số, phụ nữ
vào lực lượng lao động, tác động của chính sách (như trợ cấp bảo hiểm) làm cho
công nhân thất nghiệp không tích cực tìm việc làm, do thay đổi cơ cấu sản xuất…
Để giảm tỷ lệ thất nghiệp nhiên, cần cải thiện dịch vụ thị trường lao động, mở
các lớp đào tạo, loại bỏ những trở ngại về chính sách của chính phủ, tạo việc
làm công cộng.