HOÀN CẢNH
RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU
Vào giữa thế kỷ thứ XVIII hoàn cảnh kinh tế -
xã hội Pháp đã có những biến đổi làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông Pháp:
+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản sinh ra trong
lòng chủ nghĩa phong kiến, tuy chưa làm được cách mạng tư sản lật đổ chế độ
phong kiến, nhưng sức mạnh kinh tế của nó
rất to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
rất to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
+ Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến
ngày càng tỏ ra lỗi thời mà mâu thuẫn sâu sắc với xu thế đang lên của chủ nghĩa
tư bản đòi hỏi phải có lý luận giải quyết những mâu thuẫn đó.
+ Thứ ba, nguồn gốc của cải duy nhất là tiền,
nguồn gốc sự giàu có của một quốc gia, dân tộc duy nhất là dựa vào đi buôn
(quan điểm của chủ nghĩa trọng thương) đã tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản
sinh lời từ sản xuất,… đòi hỏi cần phải đánh giá lại những quan điểm đó.
+ Thứ tư, ở Pháp lúc này có một tình hình đặc
biệt, là lẽ ra đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương sẽ mở đường cho công trường
thủ công phát triển thì lại khuyến khích chủ nghĩa trọng nông ra đời. Sự phát
triển nông nghiệp Pháp theo hướng kinh tế chủ trại, kinh doanh nông nghiệp theo
lối tư bản chứ không bó hẹp kiểu phát canh thu tô theo lối địa chủ như trước.
Đúng như Mác đánh giá: xã hội Pháp lúc bấy giờ là chế độ phong kiến nhưng lại
có tính chất tư bản, còn xã hội tư bản lại mang cái vỏ bề ngoài của phong kiến.
Chủ nghĩa trọng nông
là tư tưởng giải phóng kinh tế nông nghiệp, giải phóng nông dân khỏi quan hệ
phong kiến, là một trong những cơ sở cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp
(1789).
Những
đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông là:
+ Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. Coi nó là lĩnh vực duy
nhất tạo ra của cải cho xã hội, chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có
ích và là lao động sinh lời, muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp.
+ Thừa nhận nguyên tắc trao đổi ngang giá, chủ
nghĩa trọng nông đã phê phán một cách có hiệu quả chủ nghĩa trọng thương về vấn
đề này, theo đó lưu thông không tạo ra giá trị.
+ Phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đánh giá
cao vai trò của tiền và khẳng định tiền chỉ là phương tiện di chuyển của cải.
+ Chủ nghĩa trọng nông bênh vực nền nông nghiệp
kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đặt nền móng cho tư tưởng tự do kinh tế.
+ Những đại biểu tiêu biểu của trường phái: Francois Quesnay (1694-1774), Turgot (1727-1781),
Boisguillebert (1646- 1714). Trong các đại biểu có F.Quesnay với tác phẩm “Biểu kinh tế” (1758) đã đạt đến sự
phát triển rực rỡ nhất, những quan điểm của ông thật sự đặc trưng cho trường phái
trọng nông. Karl Marx gọi ông là cha đẻ của kinh tế chính trị học.