Friday, August 4, 2017

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI PHẦN 1/5

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: CNTB tự do cạnh tranh chuyển sang CNTB độc quyền, những khó khăn về kinh tế và những mâu thuẫn vốn có của CNTB tăng lên gay gắt (khủng hoảng kinh tế chu kì bắt đầu từ 1825) nhiều hiện tượng kinh tế và mâu thuẫn kinh tế mới xuất hiện đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới.

-  Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của xã hội loài người vì thế nó trở thành đối tượng phê phán mạnh mẽ của các nhà kinh tế học tư sản.
-  Kinh tế tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ CNTB và khắc phục những khó khăn về kinh tế, đòi hỏi phải có hình thức mới thay thế.
Đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
-  Ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường sẽ tự điều tiết nền kinh tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả.
-  Dựa vào tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế (Ủng hộ thuyết giá trị chủ quan: theo đó cùng một hàng hóa, với người này cần hơn hay ích lợi nhiều thì giá trị lớn và ngược lại, người không cần hay ích lợi ít thì giá trị thấp)
-  Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị kinh tế riêng biệt (chủ trương từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp để rút ra những kết luận chung cho toàn xã hội). Sử dụng phương pháp phân tích vi mô.
-  Chuyển sự nghiên cứu kinh tế sang lĩnh vực lưu thông, trao đổi và nhu cầu.
-  Tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế, sử dụng các công cụ toán học: công thức, đồ thị, hàm số, mô hình…phối hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học để đưa ra những khái niệm mới như: ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn (Vì vậy còn gọi là trường phái giới hạn)

-  Muốn tách kinh tế khỏi chính trị xã hội, chủ trương chia kinh tế chính trị thành: kinh tế thuần túy, kinh tế xã hội và kinh tế ứng dụng, đưa ra khái niệm kinh tế thay cho kinh tế chính trị.