Saturday, August 5, 2017

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI PHẦN 1/4

Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Từ giữa những năm 70, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lại lâm vào cuộc khủng hoảng lớn do đó bộc lộ sự bất lực của các chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản dựa trên học thuyết của trường phái Keynes. Xuất hiện khuynh hướng phê phán học thuyết Keynes và do đó phục hồi tư tưởng tự do kinh tế nhưng có sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.
Nguồn gốc: Tư tưởng tự do kinh tế của các nhà cổ điển (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX) được phát triển ở các nhà cổ điển mới (cuối thế kỉ XIX đến thập kỉ 30 của thế kỉ XX) Gọi là chủ nghĩa tự do cũ. Sau đó tư tưởng CNTB có điều tiết (Keynes) thống trị, đến những năm 70 thì tư tưởng tự do kinh tế được phục hồi dẫn đến sự xuất hiện “chủ nghĩa tự do mới” hay “chủ nghĩa bảo thủ mới”.
Đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái tự do mới
- Đây là một trào lưu tư tưởng kinh tế tư sản. Chủ nghĩa tự do kinh tế gồm các lý thuyết đề cao tự do kinh doanh, tự do tham gia thị trường, coi nền kinh tế TBCN là hệ thống tự động do các quy luật kinh tế khách quan tự phát điều tiết.
- Chủ nghĩa tự do mới: dựa trên nền tảng lập trường tự do tư sản cổ điển đồng thời lại muốn áp dụng và kết hợp quan điểm của trường phái Keynes, trường phái trọng thương ở mức độ nhất định để hình thành hệ tư tưởng mới điều tiết nền kinh tế TBCN.
- Tư tưởng cơ bản: Cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ nhất định
(ủng hộ tự do kinh doanh nhưng thừa nhận sự điều tiết nhất định của Nhà nước, khẩu hiệu: “Tự do kinh doanh nhiều hơn, thị trường nhiều hơn, Nhà nước can thiệp ít hơn”)
- Trong việc lí giải các hiện tượng và qua trình kinh tế: nhấn mạnh yếu tố tâm lý cá nhân
trong việc qui định sản xuất và tiêu dùng, đồng thời sử dụng các công cụ toán học để chứng minh cho lý thuyết của mình.

- Phát triển rộng rãi ở các nước tư bản với màu sắc khác nhau, tên gọi khác nhau