Saturday, August 5, 2017

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI PHẦN 5/6

Lý thuyết về tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán
Lý thuyết tiền tệ: Vấn đề quan trọng trong lý thuyết tiền tệ hiện đại là xác định thành
phần của mức cung tiền tệ.
Ngân hàng: Trong lý thuyết kinh tế học quan tâm đến “sự mở rộng nhiều lần của tiền gửi ngân hàng hay quá trình tạo nguồn tiền gửi ngân hàng.

* Thị trường chứng khoán: Để phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu cực của thị trường chứng khoán, các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra lý thuyết về “thị trường có hiệu quả”. Trong thị trường này giá cả chứng khoán hoạt động rất thất thường mà các nhà kinh tế học gọi là “cuộc đi lang thang không có chủ định”. Từ việc nghiên cứu. Các nhà kinh tế học đưa ra nhiều lời khuyên về chiến lược đầu tư trên thị trường này.

Một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển
Thuyết “Cái vòng luẩn quẩn” và “Cú huých từ bên ngoài” của Samuelson:
Theo ông, để tăng trưởng kinh tế cần có 4 nhân tố là: Nhân lực lao động, tài nguyên, cấu thành TB và kỹ thuật công nghệ. Ở các nước kém phát triển thì 4 yếu tố trên và việc kết hợp chúng đang gặp nhiều trở ngại lớn. Khó khăn càng tăng thêm trong “một vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ. Để phá vỡ cần có “cú huých từ bên ngoài” về vốn, công nghệ, chuyên gia...tức là phải có đầu tư nước ngoài, phải tạo điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư nước ngoài.
Thuyết “Cất cánh” của Rostow (Mỹ):
Quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước trải qua 5 giai đoạn:
+ Xã hội truyền thống cũ: sản xuất nông nghiệp thống thị, năng suất lao động thấp, đời sống vật chất và tinh thần thiếu thốn, xã hội kém linh hoạt.
+ Chuẩn bị cất cánh: Đã xuất hiện các chủ xí nghiệp có khả năng đổi mới kinh tế, kết cấu hạ tầng được quan tâm, đặc biệt là giao thông. Xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế làm chỗ dựa cho sự tăng trưởng.
+ Giai đoạn cất cánh: Đã hội tụ đủ các điều kiện như đầu tư tăng 5 – 10% trong GNP, công nghiệp phát triển, xuất hiện một số ngành mũi nhọn đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận tăng, tư bản, năng suất lao động bình quân tăng vọt, kinh tế phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại phát mở rộng.
+ Giai đoạn chín muồi: đầu tư đạt 10 – 20% GNP, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới và hiện đại. Cơ cấu xã hội biến đổi, đời sống dân cư được cải thiện rõ nét.
+ Kỷ nguyên tiêu dùng cao: sản xuất đạt trình độ xã hội hóa cao, quốc gia thịnh vượng, nhưng cũng có hiện tượng giảm sút sự tăng trưởng kinh tế (Bài toán cho chính phủ). Trong 5 giai đoạn thì giai đoạn cất cánh là quyết định nhất. Điều kiện để cất cánh là (3 điều kiện):
+ Tỷ lệ đầu tư tăng từ 5 – 10%
+ Xây dựng được những lĩnh vực đầu tàu (thị trường xuất nhập khẩu phát triển nhanh hoặc công nghiệp có khả năng phát triển mạnh, hiệu quả theo quy mô lớn). Khi các lĩnh vực đầu tàu tăng nhanh thì quá trình tăng trưởng tự duy trì xuất hiện.

+ Phải có bộ máy quản lý năng động, biết sử dụng kỹ thuật và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.