Friday, August 4, 2017

HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH-PHẦN 5/6

Học thuyết của Thomas Robert Malthus (1766 – 1834)
Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc, theo con đường tu hành. Tốt nghiệp đại học Cambridge và trở thành mục sư ở nông thôn (1788). Tác phẩm chính của ông: “Bàn về quy luật nhân khẩu” (1789)
Đặc điểm nổi bật trong phương pháp luận của ông là nặng về phân tích hiện tượng, thay thế các quy luật kinh tế bằng những quy luật tự nhiên sinh học. Ông là người ủng hộ tư bản kinh doanh ruộng đất,
bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản, là nhà tư tưởng của giai cấp quý tộc địa chủ tư sản hóa.
Lý luận về nhân khẩu (là lý thuyết trung tâm của Malthus): Theo quy luật sinh học thì 25 năm dân số tăng gấp đôi (tăng theo cấp số nhân). Còn tư liệu sinh hoạt thì chỉ tăng theo cấp số cộng. Do đó nạn khan hiếm tư liệu sinh hoạt là tất yếu, sự bần cùng đói rét có tính chất phổ biến cho mọi xã hội. Trong xã hội tư bản cũng vậy, nạn thất nghiệp, nghèo khổ, bần cùng, không phải do chế độ xã hội tư bản mà do “những quy luật tự nhiên và những sự say đắm của con người” (“Nhân dân phải tự buộc tội mình là chủ yếu về những sự đau khổ của mình” – Bàn về quy luật nhân khẩu). Từ đó ông đưa ra biện pháp khắc phục là: Lao động quá sức, nạn đói, bệnh tật, chiến tranh, nhấn mạnh đến biện pháp phòng ngừa, hạn chế sinh đẻ, đưa dân cư đến khai thác những vùng đất mới