Sunday, August 13, 2017

7 NGUYÊN TẮC CỦA LEONARDO DA VINCI


1.   TRÍ TÒ MÒ-Cách tiếp cận cuộc sống bằng trí tò mò vô hạn và nỗ lực học tập liên tục không biết mệt mỏi. Để xây dựng trí tò mò, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
·     Giữ bên mình một cuốn nhật kí hay sổ tay để ghi lại nhanh những ý tưởng, ấn tượng và những điều mới khi chúng xuất hiện. Quá trình ghi chép câu hỏi, quan sát và ý tưởng là cực kì quan trọng. Bổ sung cho cuốn sổ tay bằng vở dán bài rời hay các tài liệu về các lĩnh  vực quan tâm. Đừng lo lắng về trình tự hay mạch logic, chỉ ghi chép mà thôi. Thực hành những bài tạp sau về trí tò mò trong sổ tay:
·     Một trăm câu hỏi: Hãy lập 100 câu hỏi quan trọng bao gồm bất kì câu hỏi nào miễn điều đó là quan trọng và phải lập trong một lần. Sauk hi hoàn thành hãy đọc qua và đánh giá chủ đề nổi bật, cân nhắc các chủ đề này nhưng đừng đánh giá.
·     10 câu hỏi hàng đầu: Xem lại 100 hỏi trên và chọn 10 câu hỏi quan trọng nhất và sắp theo thứ tự quan trọng
·     10 câu hỏi chi phối: Từ 10 câu hỏi quan trọng hàng đầu trên, tiếp tục đặt 10 câu hỏi liên quan đến chủ đề hoặc câu hỏi trên nhưng không cần thiết trả lời
·     Quan sát theo chủ đề: Mỗi ngày chọn 1 chủ đề và ghi lại những quan sát vào sổ tay, tâp trung vào việc quan sát chính xác, đơn giản
·     Suy ngẫm: Chọn 1 chủ đề/câu hỏi rồi viết thật to và đậm lên 1 tờ giấy. Tìm nơi yên tĩnh, thư giãn, chú tâm vào câu hỏi, đặc biệt hiệu quả nếu thực hiện trước khi đi ngủ
·     Bài tập luồng ý thức: Chọn câu hỏi/chủ đề rồi viết ra những suy nghĩ, mối liên hệ vào sổ tay, dành 10 phút đề viết liên tục câu trả lời. Sau đó, đọc to những gì đã viết, đánh dấu những từ/cụm từ có tác động mạnh nhất

·     Thực hành nguyên tắc 5W/1H: Chọn một chủ đề rồi trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề đó: What (cái gì)/When (Khi nào)/Who (Ai)/Where (Nơi nào)/Why (Tại sao) và How (Như thế nào)

8 LOẠI HÌNH THÔNG MINH

Theo tiến sĩ Howard Gardner-một nhà tâm lý học kiêm giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Harvard, trí thông minh con người được chia làm 8 loại. Mỗi con người “bình thường” đều sở hữu sự thông minh pha trộn của ít nhất 2 trong số 8 loại hình thông minh này:
1. Thông minh về không gian
Những người thông minh về không gian có khả năng khái niệm hóa và thao tác giỏi trong các môn về không gian có quy mô lớn như phi công, thủy thủ, hoặc các dạng không gian dạng khu vực đơn giản hơn như kiến trúc sư, người chơi cờ vua…

HỆ SỐ GINI

Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nó có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối. Hệ số này được phát triển bởi nhà thống kê học người Ý Corrado Gini (23/5/1884 -13/3/1965)

Thursday, August 10, 2017

CÁCH TÍNH ĐIỂM TRONG MÔN GOLF

Tùy theo thiết kế thì các sân golf sẽ có độ dài khác nhau, cũng như việc bố trí các hệ thống bẫy (cát, nước...) và cảnh quan tự nhiên trên sân là rất khác nhau, nhưng chúng đều được thiết kế theo tiêu chuẩn chung của sân golf hiện đại sẽ có 18 hố. Người chơi golf sẽ đánh bóng từ vị trí "phát bóng" trên tea box....vượt qua các chướng ngại vật, các bẫy....để rồi đưa bóng vào lỗ trên green- kết thúc một

VNINDEX-Ý NGHĨA VÀ CÁCH TÍNH

VN-Index là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại SGDCK TPHCM. Chỉ số VN-Index so sánh giá trị vốn hóa thị trường hiện tại với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000

Sunday, August 6, 2017

CPI-CONSUMPTION PRICE INDEX-CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

CPI-Consumption Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).

Saturday, August 5, 2017

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ-PHẦN 3/3

Trường phái thể chế mới
Dựa trên thuyết “Kĩ thuật quyết định” của Veblen và trong điều kiện cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển. Bao gồm các thuyết “Xã hội công nghiệp”, “Xã hội công nghiệp mới”, “Xã hội hậu công nghiệp.
Thuyết xã hội công nghiệp (những năm 60):

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ PHẦN 2/3

Trường phái thể chế cũ (cổ điển)
Khuynh hướng thể chế tâm lí - xã hội (Đại biểu: Veblen - Được coi là người sáng lập trường phái thể chế). Cách tiếp cận tâm lí - xã hội đối với các hiện tượng kinh tế, đi phân tích phẩm hạnh và tư duy của các nhóm xã hội. Phân tích các hiện tượng kinh tế trong khi xem xét chúng như những tập quán đã được xác lập. Theo ông: tình cảm huyết thống, bản năng tài nghệ, lòng hiếu học, khát khao trị thức là những động lực thôi thúc hoạt động kinh tế.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI THỂ CHẾ PHẦN 1/3

Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Truyền bá rộng rãi từ những năm 20-30 của thế kỷ 20 nhưng xuất hiện sớm hơn, đó là từ cuối thế kỷ 19. Sự nảy sinh trường phái thể chế với tư cách là sự đối lập của giai cấp tiểu tư sản đối với chủ nghĩa đế quốc. Diễn ra trong quá trình CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và sự thống trị của độc quyền. Đồng thời có sự thoái trào của kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Tồn tại song song bên cạnh các trường phái kinh tế khác nhưng đặc biệt từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX có tác động ảnh hưởng rất lớn.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI PHẦN 4/4

Lí thuyết trọng cung:
Xuất hiện ở Mỹ vào năm 1980, biểu hiện rõ sự đối lập với những tư tưởng trọng cầu của
Keynes. (Tiền bối: Marshall, Đại biểu: Arthur Laffer)
Đề cao vai trò chủ động trong sản xuất của giới chủ, đề cao cơ chế tự điều tiết của thị

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI PHẦN 3/4

Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ
Thuyết trọng tiền (Đại biểu: Milton Friedman
Thứ nhất, cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc
gia và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả (các biến số của kinh tế vĩ mô). Về bản chất: nền kinh tế TBCN là tương đối ổn định, cơ chế thị trường tự nó sẽ đảm bảo cân bằng cung cầu và

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI PHẦN 2/4

Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức
Nền kinh tế thị trường xã hội:
Là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công
bằng xã hội. Nền kinh tế thị trường xã hội không phải là nền kinh tế thị trường tư bản truyền thống (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), không phải là nền kinh tế kế hoạch hoá ở các nước XHCN trước đây, cũng không phải là nền kinh tế thị trường hiện đại của trào lưu tự do mới vì trào lưu này quá coi nhẹ vai trò của nhà nước và các vấn đề xã hội.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI PHẦN 1/4

Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Từ giữa những năm 70, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lại lâm vào cuộc khủng hoảng lớn do đó bộc lộ sự bất lực của các chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản dựa trên học thuyết của trường phái Keynes. Xuất hiện khuynh hướng phê phán học thuyết Keynes và do đó phục hồi tư tưởng tự do kinh tế nhưng có sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI PHẦN 6/6

Lí thuyết phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp hóa (CNH)
Có hai phương pháp thực hiện CNH:
CNH thay thế nhập khẩu: phát triển sản xuất trong nước để thay thế các sản phẩm nhập
khẩu.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI PHẦN 5/6

Lý thuyết về tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán
Lý thuyết tiền tệ: Vấn đề quan trọng trong lý thuyết tiền tệ hiện đại là xác định thành
phần của mức cung tiền tệ.
Ngân hàng: Trong lý thuyết kinh tế học quan tâm đến “sự mở rộng nhiều lần của tiền gửi ngân hàng hay quá trình tạo nguồn tiền gửi ngân hàng.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI PHẦN 4/6

Lý thuyết về lạm phát
Trong nền kinh tế hiện đại hạn chế lạm phát là một trong những mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô.
Các khái niệm về lạm phát
- Lạm phát xẩy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng, thông thường người ta tính lạm phát thông qua “chỉ số giá”. Chỉ số giá quan trọng nhất là chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) tỷ số này tính giá của một loại hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ so với giá của những thứ đó trong một năm gốc.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI PHẦN 3/6

Lý thuyết thất nghiệp
Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại.
Các khái niệm về thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp:
- Người có việc làm là những người đi làm. Còn những người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tìm việc làm.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI PHẦN 2/6

Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
 “Nền kinh tế hỗn hợp” là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Ba vấn đề của tổ chức kinh tế:
Mọi xã hội, mọi nền kinh tế đều phải đối phó với 3 vấn đề

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI PHẦN 1/6

Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Các lí thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới đều tập trung đề cao vai trò của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh. Trường phái Keynes và Keynes mới lại đề cao vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế của Nhà nước và phê phán những khuyết tật của thị trường. Thực tế, nền kinh tế sẽ

Friday, August 4, 2017

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES PHẦN 1

Hoàn cảnh ra đời
- Thời gian: Những năm 30 của thế kỉ XX (Thống trị đến những năm 70 - thế kỉ XX)
- Kinh tế - Xã hội: 
+ Ở các nước phương Tây khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên, nghiêm trọng (điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933). Điều đó chứng tỏ các lí thuyết ủng hộ tự do kinh doanh (tự điều tiết, “bàn tay vô hình”, lí thuyết “cân bằng tổng quát”) của trường phái cổ điển và cổ điển mới không còn sức thuyết phục, tỏ ra kém hiệu nghiệm, không đảm bảo nền kinh tế phát triển lành mạnh.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI-PHẦN 5/5

Lý thuyết kinh tế của trường phái Cambridge (Anh)
Alfred Marshall (1842-1924)
Lí thuyết cung cầu và giá cả (Lí thuyết cung cầu và giá cả cân bằng) - Giá cả: là hình thức của quan hệ về lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau (Theo ông giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa, chỉ có giá cả là phạm trù thiết thực và cụ thể vì thế là nhà kinh tế không đề cập đến giá trị). Giá cả được hình thành trên thị trường do kết quả sự va chạm giá cả người mua- người bán (Giá cả người mua: được xác định bởi ích lợi giới hạn, giá cả người bán: được xác định bởi

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI-PHẦN 4/5

Lý thuyết kinh tế của trường phái thành Lausene (Thụy Sĩ)-
LÉON WALRAS (1834-1910)
Lí thuyết cân bằng tổng quát.
(Phản ánh sự phát triển tư tưởng “bàn tay vô hình” – tư tưởng tự do kinh tế của Adam Smith)
- Theo Walras trong cơ cấu nền kinh tế thị trường có 3 loại thị trường:
+ Thị trường sản phẩm (TTSP): Nơi mua bán hàng hóa, tương quan trao đổi giữa các loại hàng hóa là giá cả của chúng.
+ Thị trường tư bản (TTTB): Nơi hỏi và vay tư bản, lãi suất tư bản cho vay là giá tư bản.
+ Thị trường lao động (TTLĐ): Nơi thuê mướn công nhân, tiền lương (tiền công) là giá lao động.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI-PHẦN 3/5

Cha John Bates Clark (1847-1938): lí thuyết năng suất giới hạn, lí thuyết phân phối.
Con John Maurice Clark: lí thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến. Đã chia kinh tế chính trị thành kinh tế tổng hợp, kinh tế tĩnh và kinh tế động.
Lí thuyết “Năng suất giới hạn”:
- Trên cơ sở lý thuyết “ba nhân tố sản xuất” của J.B.Say, lý thuyết “năng suất bất tương xứng” của D.Ricardo, lý thuyết “ích lợi giới hạn” của thành Viên Áo, Clark đưa ra lý thuyết năng suất giới hạn.
- Theo D.Ricardo: “Năng suất bất tương xứng” đó là khi tăng thêm 1 nhân tố sản xuất nào đó (trong 3 nhân tố lao động, đất đai, tư bản) mà các nhân tố khác không đổi thì sẽ giảm năng suất của nhân tố tăng thêm.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI PHẦN 1/5

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: CNTB tự do cạnh tranh chuyển sang CNTB độc quyền, những khó khăn về kinh tế và những mâu thuẫn vốn có của CNTB tăng lên gay gắt (khủng hoảng kinh tế chu kì bắt đầu từ 1825) nhiều hiện tượng kinh tế và mâu thuẫn kinh tế mới xuất hiện đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỞI-PHẦN 2/5

Thuyết “Ích lợi giới hạn” của trường phái thành Vienna (Áo)
(Được phát triển từ tư tưởng của nhà kinh tế học người Đức Herman Gossen (1810-1858) đưa ra định luật nhu cầu và tư tưởng về ích lợi giới hạn) từ đó phát triển thành lí thuyết kinh tế “ích lợi giới hạn”.
Lí thuyết sản phẩm kinh tế: (Các đại biểu: Carl Menger, B.Bawerk, V. Wiser)
+ Đưa ra khái niệm “sản phẩm kinh tế” thay cho phạm trù “hàng hóa”. Sản phẩm phải có đủ 4 tính chất để được coi là sản phẩm kinh tế:
-  Có khả năng thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người (Nhu cầu không còn thì sản phẩm mất đặc tính kinh tế, hoặc sản phẩm hỏng không thỏa mãn nhu cầu thì cũng không là sản phẩm kinh tế)

HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX-LENIN PHẦN 3/3

Những lý luận cơ bản của V.Lênin (1870-1924)
+ Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội: Trên cơ sở lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của Marx, V.I.Lenin đã bổ sung thêm một số điểm cho sát với hiện thực của xã hội tư bản trong giai đoạn phát triển mới của nó. Ông chia khu vực I - khu vực sản xuất tư liệu sản xuất thành hai khu vực nhỏ: Khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng; đồng thời ông cho cấu tạo hữu cơ c/v thay đổi, qua thực tiễn 4 năm, ông đã rút ra quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất (thực chất là phát triển công nghiệp nặng). Do đó quy luật này chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện nền đại công nghiệp cơ khí.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX-LENIN PHẦN 2/3

Karl Marx (1818-1883)
Những nội dung cơ bảntrong bộ “Tư bản”
Quyển I: Quá trình sản xuất của tư bản.
Để nghiên cứu quá trình sản xuất trực tiếp, Marx đã trừu tượng quá trình lưu thông nhằm vạch rõ bản chất cơ bản của chủ nghĩa tư bản và các phạm trù, các quy luật kinh tế của nó. Từ đó đi vào nghiên cứu ba lý luận: lý luận giá trị, lý luận giá trị thặng dư và lý luận tích luỹ tư bản. Lý luận giá trị được coi là cơ sở để nghiên cứu các lý luận khác, do đó làm cho học thuyết kinh tế của Marx mang tính chất nhất quán, lôgíc và khoa học. Lý luận giá trị thặng dư được coi là trung tâm, là viên đá tảng trong học thuyết kinh tế của Marx. Từ lý luận giá trị thặng dư mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được vạch trần (bản chất và quá trình vận động, phát triển của nó). Lý luận tích luỹ là sự bổ sung, phát triển lý luận giá trị thặng dư, vạch rõ sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Các phát minh khoa học của Marx trong Quyển I:

HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX-LENIN PHẦN 1/3

Về kinh tế
Hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp ở một loạt nước tư bản chủ nghĩa, mở đầu là ở nước Anh vào những năm 70 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 20 của thế kỷ XIX, khi nền đại công nghiệp cơ khí được xác lập. Nó đem lại cho chủ nghĩa tư bản những kết quả sau:
- Biến lao động thủ công thành lao động máy móc và làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí.
- Làm cho chủ nghĩa tư bản chiến thắng hoàn toàn xã hội phong kiến và cho giai cấp vô sản phải phụ thuộc vào giai cấp tư sản cả về kinh tế lẫn kỹ thuật.
- Làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên cơ sở vật chất - kỹ thuật của chính bản thân nó. Do vậy đến đây chủ nghĩa tư bản bộc lộ đầy đủ những mâu thuẫn và bản chất cơ bản của nó như khủng hoảng, thất nghiệp…

HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG THẾ KỶ XIX-PHẦN 4/4

Quan điểm kinh tế của Robert Owen (1771-1858)

- Phê phán chủ nghĩa tư bản:
Ông đã đả kích một cách gay gắt chế độ tư hữu, coi đó là nguyên nhân của mọi tai họa trong xã hội tư bản, bởi vì nó đẻ ra lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, sự cạnh tranh, tình trạng vô chính phủ trong sản xuất và phân phối. Trong xã hội tư bản, đồng tiền là mục đích cao nhất. Những thảm họa do chủ nghĩa tư bản gây nên (ngày lao động bị kéo dài, tăng cường độ lao động, thất nghiệp, sự lạm dụng lao động phụ nữ và trẻ em…) là do con người và lao động của họ bị mất giá, là do đồng tiền dưới chủ nghĩa tư bản gây ra. Trong lĩnh vực phân phối, ông cho rằng: phân phối qua đồng tiền và thương nghiệp là có hại cho xã hội; tham gia vào việc phân phối này có rất nhiều người trung gian như thương nghiệp, chủ ngân hàng, kẻ đầu cơ…Tất cả họ đều làm ra giá trị, song họ lại làm tăng nó vì những chi phí đủ loại. Ông đi đến đề cao trao đổi bằng hiện vật trực tiếp.

HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG THẾ KỶ XIX-PHẦN 3/4

Quan điểm kinh tế của Charles Fourier (1772-1837)
Đặc điểm chung trong lý thuyết của Fourier, thể hiện trong các tác phẩm của ông, là có nhiều khái niệm mâu thuẫn nhau, có những đề nghị có tính chất hoang tưởng và có khuynh hướng đi vào chi tiết hóa (vẽ ra rất cụ thể và tỉ mỉ, chi tiết về xã hội tương lai).
- Lý thuyết về sự phát triển xã hội
Ông chia xã hội thành bốn giai đoạn là: giai đoạn mông muội, giai đoạn dã man, giai đoạn chế độ gia trưởng và giai đoạn văn minh. Mỗi giai đoạn lại được cấu thành bởi: thời thơ ấu, thời niên thiếu, thời trưởng thành và thời già cỗi. Chủ nghĩa tư bản đã qua thời kỳ thịnh vượng, bước vào suy vong, tiếp theo sẽ là: “nền sản xuất xã hội chủ nghĩa công bằng, hấp dẫn”. 

HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG THẾ KỶ XIX-PHẦN 2/4

Quan điểm kinh tế của Saint Simon (1760-1825)
- Quan điểm lịch sử: Ông khẳng định lịch sử là sự thay thế lẫn nhau giữa các giai đoạn khác nhau, song lại gắn bó quá trình với nhận thức của con người. Theo ông, sự phát triển của lịch sử là quá trình liên tục thống nhất và nhận thức được nó cho phép thấy được con đường phát triển của nhân loại. Chế độ xã hội này nhất định sẽ phải bị chế độ xã hội khác thay thế: Nhân tố khoa học của quan điểm là: Thừa nhận sự phát triển của xã hội theo những quy luật thay thế tất yếu khách quan của một xã hội phát triển cao hơn đối với một xã hội phát triển thấp hơn.

HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG THẾ KỶ XIX-PHẦN 1/4

Tiền đề về kinh tế
- Năm 1848 cách mạng tư sản Pháp thành công; cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước Tây Âu vào thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Máy móc công nghiệp được cải tiến và chế tạo ngày một tăng lên và hoàn thiện hơn, làm cho năng suất lao động tăng nhanh chưa từng có. Lao động thủ công được thay thế dần bằng máy móc
- Chủ nghĩa tư bản bộc lộ rõ tính chất phản động, những mặt trái của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp

HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU TƯ SẢN-PHẦN 3/3

Pierre-Joseph Proudhon (1809 – 1865)
Ông là người Pháp, xuất thân từ một gia đình thợ thủ công nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông anh em; ông vừa phải tự làm việc, tự nâng cao học vấn của mình, ham thích nghiên cứu lý luận kinh tế. Ông đã từng làm việc trong một xí nghiệp vận tải ở Lion, sau đó chuyển sang làm cho công ty đường sắt, nhà in… Năm  1837,  ông  xuất  bản  tác  phẩm "Kinh  nghiệm  chung  về  văn  phạm";  "Sở  hữu  là  gì" (1840); "Triết học của sự khốn cùng" (1846)… Ông trở lên nổi tiếng là nhờ vào tác phẩm "Triết học của sự khốn cùng" xuất bản năm 1846. Trong tác phẩm này, ông đã trình bày hệ thống quan điểm kinh tế của mình, đồng thời cũng thể hiện rõ tư tưởng tiểu tư sản. Cũng như Sismondi, Proudon cũng có tư tưởng bảo vệ nền sản xuất nhỏ.

HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU TƯ SẢN-PHẦN 2/3

Jean Charles Léonard de Sismondi (1773 – 1842)

Ông là người Pháp gốc Thuỵ Sỹ, xuất thân từ gia đình quý tộc, tốt nghiệp đại học, ông làm việc cho một ngân hàng ở Lion của Pháp. Từ năm 1800, ông bắt đầu nghiên cứu khoa học. Những tác phẩm chủ yếu của ông là: "Bức tranh nông nghiệp ở Tôxcan" (1801); "Bàn về tài sản thương nghiệp"  (1803);  "Những  nguyên  lý  mới  của  khoa  kinh  tế  chính  trị  học"  (1819);  "Lịch  sử  nước Pháp"; "Nghiên cứu về khoa kinh tế chính trị" (1837) . Quan điểm kinh tế của ông được trình bày rõ nhất và đầy

HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU TƯ SẢN-PHẦN 1/3

+ Kinh tế tiểu tư sản xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, đặc biệt vào cuối những năm 80 của thế kỷ XVIII ở Pháp.
+ Những tư tưởng kinh tế của trường phái này phát triển rất mạnh vào thời gian nay là do sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Đây là điểm quan trọng nhất quyết định cho sự ra đời của học thuyết.

HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH-PHẦN 6/6

Các quan điểm kinh tế của Jean Baptiste Say (1767 – 1832)
Sinh ra trong gia đinh thương gia lớn ở Lyon (Pháp), từng ở Anh. Năm 1799 làm tổng biên tập báo “Tuần báo triết học, văn học và chính trị”. Khi Napoleon lên cầm quyền, ông được mời đến làm việc ở Bộ Tài chính. Năm 1219 là giáo sư kinh tế chính trị đại học Tổng hợp Paris và nhiều trường đại học khác ở Pháp. Tác phẩm chính: “Bàn về khoa kinh tế chính trị” (1803), “Vấn đề kinh tế chính trị” hay còn gọi là “Kinh tế học đại cương” (1817), từ những năm 1828 – 1830 xuất bản bộ “Kinh tế học toàn tập” gồm 6 tập. Điểm nổi bật trong phương pháp luận của J.B.Say là áp dụng phương pháp chủ quan tâm lý trong đánh giá các hiện tượng là quá trình kinh tế, phủ nhận các quy luật kinh tế

HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH-PHẦN 5/6

Học thuyết của Thomas Robert Malthus (1766 – 1834)
Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc, theo con đường tu hành. Tốt nghiệp đại học Cambridge và trở thành mục sư ở nông thôn (1788). Tác phẩm chính của ông: “Bàn về quy luật nhân khẩu” (1789)
Đặc điểm nổi bật trong phương pháp luận của ông là nặng về phân tích hiện tượng, thay thế các quy luật kinh tế bằng những quy luật tự nhiên sinh học. Ông là người ủng hộ tư bản kinh doanh ruộng đất,

Thursday, August 3, 2017

HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH-PHẦN 4/6

Học thuyết kinh tế của David Ricardo:
a)     Lý luận về giá  trị:
Lý luận về giá trị là lý luận chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm kinh tế của
Ricardo. Trong lý luận giá trị - lao động cũng như các lý thuyết khác, D. Ricardo có sự kế thừa và phát triển tư tưởng của A. Smith.
+ Ông định nghĩa giá trị hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà hàng hoá
khác trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định

HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH-PHẦN 3/6

Học thuyết kinh tế của Adam Smith
Đây là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, là sự trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm. 

HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH-PHẦN 2/6

Học thuyết kinh tế của Wiliam Petty
a. Lý luận về giá trị lao động
W. Petty là người đầu tiên xây dựng học thuyết giá trị lao đông.
+ W.Petty không trực tiếp trình bày lý luận về giá trị nhưng thông qua những luận điểm của ông về giá cả có thể khẳng định ông là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị lao động. Ông đã hiểu đúng giá trị lao động với thuật ngữ “giá cả tự nhiên”
+ Nghiên cứu về giá cả, ông cho rằng có hai loại giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả chính trị. Giá cả chính trị (giá cả thị trường) do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi phối, nên rất khó xác định chính xác. Giá cả tự nhiên (giá trị) do hao phí lao động quyết định, và năng suất lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó

HỌC THUYẾT TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH-PHẦN 1/6

Vào thế kỷ thứ XVI - XVII sự thống trị của tư bản thương nghiệp thông qua việc thực hiện chủ nghĩa trọng thương chính là bộ phận của học thuyết tích luỹ nguyên thuỷ, dựa trên cướp bóc và trao đổi không ngang giá ở trong nước và quốc tế, làm thiệt hại lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, kìm hãm sự phát triển của tư bản công nghiệp. Khi nguồn tích luỹ nguyên thuỷ đã cạn thì chủ nghĩa trọng thương trở thành đối tượng phê phán. Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương đồng thời là sự ra đời một lý thuyết mới làm cơ sở lý luận cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời từ đó.